VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Dược phẩm mới tiếp tục được các doanh nghiệp nhập khẩu về từ các thị trường cung cấp khác nhau

18/11/2019 11:19

Tổng quan

Kinh tế thế giới
Chỉ số PMI lĩnh vực phi sản xuất của Mỹ được ISM khảo sát được ở mức 54,7% trong tháng 10, tăng lên từ mức 52,6% của tháng 9 đồng thời vượt qua dự báo ở mức 53,5%. Cán cân thương mại của Mỹ cho thấy mức thâm hụt 52,5 tỷ USD trong tháng 9, tích cực hơn mức thâm hụt 54,9 tỷ của tháng 8 và mức thâm hụt 53,0 tỷ theo dự báo.

NHTW Trung Quốc PBOC ngày hôm qua cắt giảm lãi suất MLF xuống mức 3,25%, giảm nhẹ từ mức 3,30% như trước đây. Trước đó, PBOC đã có 7 lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ đầu năm 2018 và được Reuters dự báo sẽ có thêm một đợt cắt giảm thứ 8 vào cuối năm nay.

Chỉ số PMI của khu vực Eurozone chính thức ở mức 52,2 điểm trong tháng 10, cao hơn mức 51,8 điểm theo khảo sát sơ bộ và dự báo của các chuyên gia. Doanh số bán lẻ của khu vực Eurozone tăng 0,1% so với tháng trước trong tháng 9 sau khi tăng 0,3% ở tháng trước đó và khớp với dự báo.

Giá trị đơn đặt hàng nhà máy tại nước Đức tăng 1,3% so với tháng trước trong tháng 9 sau khi giảm 0,4% ở tháng trước đó, vượt mạnh so với kỳ vọng tăng 0,1%.

NHTW Úc RBA cho rằng việc để lãi suất chính sách ở mức thấp là điều cần thiết trong bối cảnh hiện tại, và quyết định giữ nguyên lãi suất đang ở mức 0,75% trong cuộc họp chính sách vừa qua. Doanh số bán lẻ của Úc chỉ tăng 0,2% so với tháng trước trong tháng 9, thấp hơn kết quả của tháng trước đó và dự báo của các chuyên gia với mức tăng 0,4%. Tính chung cho cả quý III, doanh số bán lẻ nước Úc giảm 0,1%, là lần đầu tiên suy giảm trong quý này kể từ năm 1990.

Kinh tế trong nước
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng PMI ngành sản xuất Việt Nam có kết quả tương đương ngưỡng trung bình 50 điểm trong tháng 10, giảm so với mức 50,5 điểm của tháng 9 và kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 46 tháng.

Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước 10 tháng 2019 là 213.919 tỷ đồng, đạt 49,83% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 54,69% kế hoạch Thủ tướng giao (cùng kỳ 2018 đạt tương ứng 56,24% và 57,93%).

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2019, cả nước có 12.182 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 143,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 94,7 nghìn lao động, tăng 3,4% về số doanh nghiệp và tăng 2,5% về vốn đăng ký. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,8 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng, cả nước còn có 7.247 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, gấp 3 lần tháng trước và tăng 109,9% so với cùng kỳ năm 2018.

TIN KINH TẾ TỔNG HỢP
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 7,6%Trong 10 tháng năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 427,05 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 82,5% so với kế hoạch. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 7,8%, ước đạt 210 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng hóa giảm trong tháng 10/2019
Trong tháng 10/2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt 22,40 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,88 tỷ USD, giảm 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 15,52 tỷ USD, giảm 4,7%. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm so với tháng trước chủ yếu do Samsung kết thúc đợt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Galaxy Note 10 làm cho xuất khẩu điện thoại và linh kiện giảm sâu (13,5%). So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 giảm 0,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng cao 11,7%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 5,5%.

Tính chung 10 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018 (thấp hơn mức tăng 21,8% của 10 tháng năm 2017 và 15,3% của 10 tháng năm 2018), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 66,63 tỷ USD, tăng 16,2%, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 150,42 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm 69,3% (tỷ trọng giảm 2,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Nhập khẩu hàng hóa tăng trong tháng 10/2019
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2019 ước tính đạt 22,5 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 9/2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,25 tỷ USD, tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,25 tỷ USD, tăng 1,9%. So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 tăng 3,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%.

Trong tháng 10/2019, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng điện tử có sự sụt giảm so với tháng trước. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 0,5%, điện thoại các loại và linh kiện giảm 3,5%.

Tuy nhiên, nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước khác lại tăng khá cao so với tháng 9/2019 như: Vải các loại tăng 18,2%, sắt thép các loại tăng 13,1%, chất dẻo nguyên liệu tăng 5,2%, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 16,1%, xăng dầu các loại tăng 19,6%, bông tăng 24,9%...

Tính chung 10 tháng năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 210,004 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 87,9 tỷ USD, tăng 13%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 122,1 tỷ USD, tăng 4,4%.

Như vậy, với mức tăng trưởng lên tới 7,4%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sau 10 tháng năm 2019 đã tiệm cận với mục tiêu tăng trưởng 7-8% trong năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã hoàn thành 82,5% mục tiêu xuất khẩu của năm 2019.

Trước bối cảnh giảm sút trong tổng cầu của kinh tế thế giới, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2019 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan. Sau khi đạt mức tăng trưởng 5,3% và 7,2% trong quý I/2019 và quý II/2019, sang quý III tình hình xuất khẩu đã có sự cải thiện hơn qua đó đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2019 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng trưởng này tuy có phần chậm lại so với cùng kỳ năm 2018 và 2017 (tăng tương ứng 15,3% và 21,8%) nhưng cơ bản đã bám sát chỉ tiêu đặt ra của Quốc hội là đưa tăng trưởng xuất khẩu tăng 7%- 8% trong năm 2019, cho thấy nỗ lực rất lớn của chúng ta trong việc khai thác thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và là xu hướng tích cực trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm.

Dự báo xuất – nhập khẩu trong 2 tháng cuối năm
Thông thường kim ngạch xuất nhập khẩu những tháng cuối năm thường đạt khá cao so với đầu năm do đây là thời điểm chuẩn bị hàng hóa phục vụ các dịp mua sắm lớn nhất trên toàn cầu trong cả năm như Lễ Giáng sinh, tết Dương lịch, tết Âm lịch ở Việt Nam và một số nước châu Á… Do đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sẽ không có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.

Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
 

Mọi thông tin Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Công nghiệp
Địa chỉ: Phòng 602 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng,
phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024. 37150530            Fax: 024.37150489
Người liên hệ:      
- Mrs Ly - 0982442561 ( tralybta@gmail.com)
Để xem thông tin đầy đủ Quý độc giả tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 
Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.149.849