VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử 5 tháng đầu năm 2022 tăng 11,6%

20/06/2022 11:16

Ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam được hưởng lợi khi các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.Chỉ số sản xuất của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng khá (11,6%).

Thời gian qua, sản xuất kinh doanh các sản phẩm điện tử nhìn chung tăng trưởng khá cao. Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu linh phụ kiện từ Trung Quốc, tuy nhiên, nhờ cân đối hợp lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, và địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, ngành điện tử vẫn tăng trưởng khá cả về chỉ số sản xuất công nghiệp lẫn kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tính chung năm 2021 tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tháng 5/2022 giảm 5% so với tháng trước và tăng 16,8% so với tháng 5/2021. Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,6% so với 5 tháng đầu năm 2021.

Sản lượng tivi sản xuất trong nước tháng 5/2022 đạt 973,5 nghìn chiếc, tăng 1,7% so với tháng trước còn so với tháng 5/2021 tăng 6,2%. Tổng sản lượng tivi 5 tháng đầu năm nay đạt 5.144,4 nghìn chiếc, giảm 18,2% so cùng kỳ năm 2021.

Bảng 1: Sản lượng mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử sản xuất trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022

Tên sản phẩm

ĐVT

Tháng 5/2022

So với
tháng 4/2022 (%)

So với
tháng
5/2021 (%)

5T/2022

So với
5T/2021 (%)

Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa

Cái

46.491.079

-3,47

141,41

233.918.329

132,68

Thiết bị điện dùng cho hệ thống đường dây điện thoại,
điện báo và hệ thống thông tin điện tử

Triệu đồng

39.146.275

-5,16

4,02

221.250.776

-1,55

Óng camera truyền hình; bộ chuyển đổi
hình ảnh và bộ tăng cường hình ảnh;
ống đèn âm cực quang điện khác

Chiếc

24.958.031

-26,09

14,02

165.871.877

33,75

Dịch vụ sản xuất linh kiện điện tử

Triệu đồng

14.766.954

0,72

17,23

70.800.053

13,98

Tai nghe không nối với micro

Cái

2.000.000

-28,57

-6,98

12.568.000

-26,05

Màn hình khác (trừ loại sử dụng với máy
xử lý dữ liệu tự động)

Cái

1.829.217

-0,46

16,24

8.887.547

32,43

Máy thu hình (Tivi,...)

Cái

929.948

-15,16

-12,22

5.161.798

-24,10

Bộ nguồn cấp điện liên tục (UPS) dùng cho các thiết bị
xử lý dữ liệu tự động,máy phụ trợ của chúng
và thiết bị viễn thông

Chiếc

993.985

5,19

10,81

4.768.610

-2,61

Bộ phận của các linh kiện điện tử
khác chưa được phân vào đâu

Kg

981.518

0,15

-11,36

4.691.139

0,74

Dịch vụ sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác

Triệu đồng

832.222

-13,39

-25,02

4.558.208

-4,53

Mạch điện tử tích hợp

1000 chiếc

669.438

9,88

3,30

3.059.344

-17,89

Máy tính bảng có giá từ 3 đến dưới 6 triệu

Cái

528.792

-11,74

-5,57

2.378.098

10,35

Thiết bị bảo vệ mạch điện khác dùng cho
điện áp ≤ 1000 V chưa được phân vào đâu

Cái

464.501

7,53

-44,44

2.277.303

-41,32

Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng

Chiếc

136.060

-28,10

-15,26

855.977

33,28

Máy tính bảng có giá từ 6 - dưới 10 triệu

Cái

150.000

12,44

36,36

658.482

8,21

Pin khác

1000 viên

25.608

-6,16

-5,78

131.967

-15,61

Dây cách điện đơn dạng cuộn bằng đồng

Tấn

21.280

-9,13

-22,70

108.938

-21,74

Dây dẫn điện khác dùng cho hiệu điện thế ≤ 1000V

Tấn

17.229

0,03

5,74

82.135

-1,35

Máy tính bảng có giá dưới 3 triệu

Cái

31.000

175,56

-84,50

60.750

-93,83

Cáp đồng trục và dây dẫn điện đồng trục khác

Tấn

7.876

-30,09

-21,56

52.753

-19,29

Bộ phận của máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in,
trục lăn và các bộ phận in khác, trừ máy in offset loại
sử dụng trong văn phòng

Tấn

857

-23,14

-27,76

5.287

-14,92

Bộ phận của máy tính, máy tính tiền,
máy đóng dấu miễn cước bưu phí, máy bán vé và
các máy tương tự, có gắn với bộ phận tính toán
(trừ máy bán hàng, máy ATM và các máy tương tự)

Tấn

124

-13,20

-14,16

663

2,28

Ắc quy điện bằng axít - chì dùng để
khởi động động cơ pittông

1000 Kwh

59

93,73

65,20

187

10,75

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Theo Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam được hưởng lợi khi các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.

Tác động của đại dịch COVID-19, xung đột giữa Nga - Ukraine và chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến giá nguyên nhiên liệu tăng phi mã, chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhất là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.

Riêng đối với ngành sản xuất linh kiện điện tử, chính sách Zero-COVID của Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp thiếu nhiều nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là chất bán dẫn.Cũng chính vì thiếu vật liệu sản xuất, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng,riêng trong tháng 5/2022 đã giảm 20%.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành sản xuất linh kiện điện tử nói riêng còn đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề, lao động có trình độ cao.

Tuy nhiên, ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có một số lợi thế nhất định, đơn cử như việc được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.Trong đó, các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu của những hãng lớn đang dần tập trung vào Việt Nam, như: Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam...

Với Samsung, quyết định phát triển mạnh hơn tại Việt Nam đã khá rõ ràng khi xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội.Samsung cũng đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đầu năm nay, Đồng Nai đã cấp giấy phép đầu tư cho 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là công ty Hansol Electronics Việt Nam (Hàn Quốc).

Để nắm được cơ hội trên, VASI kiến nghị Chính phủ có những chính sách chọn lọc quy mô lớn để thu hút các tập đoàn nước ngoài lớn về Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách này phải kèm theo điều kiện sản xuất “sạch”, bảo vệ môi trường và không xả thải ra môi trường. Bên cạnh đó, Hiệp hội kiến nghị một số vấn đề như nên có thêm các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động; các cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ.

Năng lực các doanh nghiệp nội địa trong ngành điện tử đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp điện tử nội địa có tiếng trước đây đang phát triển chậm lại, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường quốc tế, cũng như của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng trong nước với các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt.

Để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử hiện nay, cần xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện- điện tử tiêu dùng (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhâp lậu…); đồng thời tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử gia dụng…

Cùng với nỗ lực tạo dựng cơ hội phát triển của cơ quan chức năng, các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị, doanh nghiệp điện tử phải chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá. Mỗi doanh nghiệp tự xác định cho mình những phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp, đồng thời cần tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới trong thời đại hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp cho doanh nghiệp nội địa tập trung các nguồn lực để phát triển sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt.

Có thể thấy rằng, tiềm năng hợp tác phát triển và dư địa cho xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam là rất lớn, thông qua việc tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp ngành điện tử cần nâng cao năng lực để có thể tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Để tạo cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử phát triển, Bộ Công Thương đã chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng, triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế để góp phần giúp doanh nghiệp trong nước gắn kết với các tập đoàn đa quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

 

Nguồn: Phòng thông tin Công nghiệp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.120.880