VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Các nhà tinh chế hạt cải Ấn Độ kêu gọi Chính phủ ngừng cấp giấy phép nhập khẩu dầu cọ

13/03/2020 14:33

NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO

TRONG NƯỚC:
Theo số liệu ước tính, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam tháng 02/2020 đạt 220 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng trước và giảm 9,3% so với tháng 02/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam đạt 442 triệu USD, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu thống kê, lượng nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam tháng 01/2020 đạt gần 583,8 nghìn tấn, trị giá 222,1 triệu USD, giảm 30,2% về lượng và giảm 25% về trị giá so với tháng trước, giảm 39,5% về lượng và 40,3% về trị giá so với tháng 01/2019.

Trong tháng 01 năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 26 chủng loại TACN&NL, giảm 4 chủng loại so với tháng trước và giảm 2 chủng loại so với tháng 01/2019. Lượng nhập khẩu nhiều chủng loại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 như khô đậu tương, DDGS, khô dầu cọ, bột gia cầm, cám mỳ, cám ngô,...

Giá nhập khẩu trung bình một số mặt hàng TACN&NL trong tháng 01 năm 2020 giảm so với tháng trước và tháng 01/2019 như giá nhập khẩu bột cá, bột thịt xương, bột gia cầm, bột gan mực,... Bên cạnh đó, giá nhập khẩu một số chủng loại TACN&NL lại tăng so với cùng kỳ năm 2019 như giá nhập khẩu mặt hàng cám mỳ, khô hạt cải, khô dầu dừa, cám gạo...

Nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng 2/2020 đạt 270 nghìn tấn, trị giá 72 triệu USD, giảm 0,6% về lượng nhưng tăng 9,3% về trị giá so với tháng 1/2020, giảm 18,2% về lượng và giảm 25,5% về trị giá so với tháng 2/2019. Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt khoảng 542 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 22,2% về lượng và giảm 33,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường phân bón Việt Nam thời điểm giữa tháng 2 năm 2020 giao dịch trầm lắng do ảnh hưởng của dịch nCoV gây ra. Giá các loại phân bón trong nước nhìn chung ổn định.

THẾ GIỚI:
Trong tháng 2/2020, USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu khô hạt có dầu toàn cầu trong niên vụ 2019/2020, dự kiến đạt 338,6 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 5,6 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019. Trong đó, sản lượng khô hạt có dầu tại Trung Quốc cao nhất, đạt 85,4 triệu tấn, giảm 0,7 triệu tấn so với niên vụ trước. Lượng khô hạt có dầu tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 14,5 triệu tấn, tăng 0,7 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 0,5 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019. Lượng khô hạt có dầu xuất khẩu toàn cầu dự kiến đạt 94,3 triệu tấn, tăng so với 93,9 triệu tấn của niên vụ 2018/2019. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu khô hạt có dầu toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 92,1 triệu tấn, tăng so với 90,5 triệu tấn của niên vụ trước. Như vậy, trong niên vụ 2019/2020, nguồn cung khô hạt có dầu hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.

Số liệu mới nhất do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước này sang Trung Quốc dự kiến sẽ đạt khoảng 14 tỷ USD cho tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 30/9), tăng 3 tỷ USD so với dự báo trước đó, một phần do mức dự báo cho xuất khẩu đậu tương tăng cao hơn trước đó.

Các nhà tinh chế dầu ăn Ấn Độ kêu gọi chính phủ ngừng cấp giấy phép nhập khẩu dầu cọ để giúp tránh giá hạt cải dầu trong nước giảm mạnh. Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, dầu cọ được lựa chọn thay thế cho dầu hạt cải trong thực phẩm. Trong một động thái bất ngờ hồi tuần trước, chính phủ đã cấp giấy phép nhập khẩu 1,1 triệu tấn dầu cọ tinh luyện từ Indonesia, vài tuần sau khi hạn chế mua hàng hóa ở nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế, thương mại và nông nghiệp Ukraine cho biết,  vụ thu hoạch ngũ cốc năm 2020 của nước này có thể giảm xuống mức 65 - 70 triệu tấn so với mức kỷ lục 75,1 triệu tấn năm 2019. Theo USDA, sản lượng lúa mỳ của Ukraine trong vụ 2019/2020 dự kiến đạt 29 triệu tấn, tăng gần 4 triệu tấn so với niên vụ trước và xuất khẩu lúa mỳ đạt 20,5 triệu tấn, tăng 4,5 triệu tấn. Sản lượng ngũ cốc hạt (bao gồm ngô, lúa mạch, lúa miến) của Ukraine đạt 46,4 triệu tấn, tăng 1,9 triệu tấn so với niên vụ trước.    

 

Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.154.993