VITIC
Báo cáo nghiên cứu

Báo cáo Diễn biến và triển vọng xuất nhập khẩu mặt hàng Cao su tháng 1/2019

25/04/2019 10:24
I. Thị trường thế giới

1.1. Diễn biến cung - cầu cao su năm 2019

Về nguồn cung:
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su thiên nhiên (NR) trên thế giới có khả năng tăng nhanh hơn ở mức 6,6% lên 14.844 tấn trong năm 2019 so với mức tăng 4,3% ước tính sơ bộ cho năm 2018.
Trong khi năng suất trung bình hàng năm trên mỗi ha dự kiến ​​sẽ giảm do biến đổi khí hậu và sự mở rộng đáng kể diện tích trồng ở nhiều quốc gia. Việc mở rộng diện tích khai thác mủ cao su sẽ đạt cao nhất ở Thái Lan, dự kiến ​​sẽ có thêm khoảng 200.000 ha vào năm 2019.
Tiếp đến, diện tích khai thác mủ cao su cũng được mở rộng nhiều ở một số vùng như Bờ Biển Ngà, Myanmar, Campuchia, Lào và Braxin. Còn tại Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ thì diện tích khai thác mủ cao su được mở rộng không đáng kể. Diện tích khai thác mủ cao su ở Ấn Độ dự kiến ​​sẽ mở rộng thêm 26.000 ha vào năm 2019.
Năm 2019, sản lượng cao su thiên nhiên tại Thái Lan có thể sẽ tăng 6,6% lên 5.135 tấn trong so với mức tăng 8,8% trong năm 2018. Khoảng 35% sản lượng cao su của thế giới hiện nay đến từ Thái Lan. 
Sản lượng của Ấn Độ đã giảm 9,5% xuống còn 645.000 tấn trong năm 2018 do bệnh trên lá lan rộng và suy giảm chất lượng đất. Hơn nữa, cây trưởng thành, chiếm khoảng 190.000 ha, không được khai thác vào năm 2018 do giá cả không thuận lợi. Nếu thời tiết thuận lợi, sản xuất của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2019.

Về tiêu thụ:
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), tiêu thụ cao su tự nhiên (NR) trên thế giới có thể sẽ chậm lại vào năm 2019 do dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn, lo ngại chiến tranh thương mại và các vấn đề địa chính trị.
Tiêu thụ toàn cầu được dự báo sẽ tăng với tốc độ chậm hơn 4,2% lên 14,590 triệu tấn trong năm 2019 so với mức tăng 5,2% ước tính sơ bộ cho năm 2018.
Tiêu thụ ở Trung Quốc, chiếm 40% lượng tiêu thụ của thế giới, được dự đoán sẽ đi chậm khi chỉ tăng 3,2% lên 5,85 tấn vào năm 2019, so với mức tăng trưởng 5,3% ước tính sơ bộ cho năm 2018 và tăng 7,5% so với năm 2017.
Tại Ấn Độ, tiêu thụ có thể sẽ giảm xuống 4% vào năm 2019. Theo ước tính sơ bộ, Ấn Độ đã tiêu thụ 1,218 tấn NR trong năm 2018, tăng 12,6% so với năm trước, chủ yếu do nhu cầu cao từ ngành lốp xe thương mại hạng nặng . Đất nước này chiếm khoảng 9% lượng tiêu thụ toàn cầu trong năm 2018.

1.2. Diễn biến giá
Trong tháng 01/2019, giá cao su trên thị trường thế giới có nhiều biến động, cụ thể:
+ Tại Thái Lan, tháng 01/2019, giá cao su RSS3 cũng trong xu hướng tăng liên tiếp. Ngày 30/01/2019 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 48,7 Baht/kg (tương đương 1,55 USD/kg), tăng 3,4% so với cuối tháng 12/2018.
+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), tháng 01/2019 giá cao su có xu hướng tăng và đạt mức cao nhất trong hơn 8 tháng qua, ngày 23/01/2019 đạt 193,1 Yên/kg (tương đương 1,76 USD/kg). Tuy nhiên, sau đó giá cao su điều chỉnh giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 30/01/2019, giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2019 ở mức 183,5 Yên/kg (tương đương 1,68 USD/kg), tăng 7,7% so với cuối tháng 12/2018.
 
Biểu đồ 1: Diễn biến giá cao tại sàn Tocom trong tháng 01/2019
Nguồn: Tocom.or.jp

+ Giá cao su kỳ hạn giao tháng 3/2019 tại Thượng Hải trong tháng 01/2019 biến động mạnh. Giá đạt mức cao nhất vào ngày 21/01/2019 là 11.780 NDT/tấn (tương đương 1.742 USD/tấn); mức giá thấp nhất vào ngày 01/01/2019 ở mức 11.085 NDT/tấn. Chốt phiên giao dịch ngày 30/01/2019, giá cao su kỳ hạn giao tháng 3/2019 giao dịch ở mức 11.470 NDT/tấn (tương đương 1.709 USD/tấn), tăng 4,3% so với cuối tháng 12/2018.
 
Biểu đồ 2: Diễn biến giá cao tại sàn SHFE trong tháng 01/2019


Giá cao su tăng là do giá dầu tăng, trong bối cảnh lo ngại tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại gây áp lực lên tâm lý thị trường.
Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC), trong 11 tháng năm 2018, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên (NR) tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017, lên 12,852 triệu tấn. Trong khi đó, nguồn cung mặt hàng này tăng 5,4%, lên 12,816 triệu tấn. Như vậy, thế giới đã bị thiếu hụt 36 nghìn tấn cao su thiên nhiên trong 11 tháng năm 2018.

II. Thị trường trong nước

2.1. Sản xuất, tiêu thụ, diễn biến giá
Nhìn chung tháng 01/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh không có nhiều biến động, giá có xu hướng tăng theo thị trường thế giới. Ngày 28/01/2019, Công ty cao su Phú Riềng báo giá thu mua mủ tạp và mủ nước đạt lần lượt 265 Đ/độ TSC và 255 Đ/độ TSC, tăng 15 Đ/độ TSC so với cuối tháng 12/2018.
Năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đặt kế hoạch tổng sản lượng khai thác đạt 320.250 tấn trở lên, thu mua 75.255 tấn, sản lượng tiêu thụ 395.000 tấn. Dự kiến, tổng doanh thu đạt 30.700 tỷ đồng, tăng 6%; lợi nhuận trước thuế đạt 6.600 tỷ đồng, tăng khoảng 19% so với năm 2018.

2.2. Xuất khẩu
Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 01/2019 đạt 175 nghìn tấn, với trị giá 220 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với tháng 12/2018; so với tháng 01/2018 tăng 28,9% về lượng và tăng 10,8% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2017 xuống còn 1.257 USD/tấn.
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 12/2018, lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 172,8 nghìn tấn, trị giá đạt 210,5 triệu USD, tăng 2,5% về lượng nhưng giảm 13,6% về trị giá so với tháng 12/2017.
Biểu đồ 3: Xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2017 - 2018 (nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục Hải quan

- Thị trường xuất khẩu
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 119,7 nghìn tấn, trị giá đạt 144,2 triệu USD, tăng 6,6% về lượng, giảm 10,6% về trị giá so với tháng 12/2017, Trung Quốc chiếm 69,3% về lượng và 68,5% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 12/2018.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ hai của Việt Nam lượng đạt 11,6 nghìn tấn, trị giá đạt 15,1 triệu USD, tăng 33,5% về lượng và 17,4% trị giá so với tháng 12/2017.
Các thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng trưởng tốt trong tháng 12/2018 như Hà Lan tăng 107,3% về lượng và 66,7% về trị giá, Braxin tăng 233,3% về lượng và 167,9% về trị giá, Anh tăng 223,6% về lượng và 133,2% về trị giá so với tháng 12/2017.
Trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường giảm như Malaysia giảm 55% về lượng và 62,1% về trị giá, Đức giảm 47% về lượng và 55,6% về trị giá, Mỹ giảm 5,6% về lượng và 25,5% về trị giá, Tây Ban Nha giảm 16,3% về lượng và 30,1% về trị giá, Nga giảm 16,3% về lượng và 28,6% về trị giá, Canada giảm 8,7% về lượng và 24,4% về trị giá, Pakixtan giảm 31,6% về lượng và 43,1% về trị giá, Bỉ giảm 73,6% về lượng và 77,3% về trị giá...so với tháng 12/2017.

Bảng 1: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam trong tháng 12 năm 2018
Lượng:(tấn); Trị giá: (nghìn USD)
Thị trường Tháng 12/2018 So với tháng 12/2017 (%) Tỷ trọng (%)
Tháng 12/2018 Tháng 12/2017
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng 172.809 210.528 2,5 -13,6 100,0 100,0 100,0 100,0
Trung Quốc 119.762 144.168 6,6 -10,6 69,3 68,5 66,6 66,2
Ấn Độ 11.604 15.111 33,5 17,4 6,7 7,2 5,2 5,3
Malaysia 4.560 5.322 -55,0 -62,1 2,6 2,5 6,0 5,8
Đức 3.133 4.150 -47,0 -55,6 1,8 2,0 3,5 3,8
Hàn Quốc 3.468 4.660 13,7 -1,0 2,0 2,2 1,8 1,9
Mỹ 4.062 4.539 -5,6 -25,5 2,4 2,2 2,6 2,5
Đài Loan 3.900 5.121 0,8 -14,5 2,3 2,4 2,3 2,5
Thổ Nhĩ Kỳ 2.754 3.319 3,8 -8,7 1,6 1,6 1,6 1,5
Indonesia 932 1.235 -51,4 -53,3 0,5 0,6 1,1 1,1
Nhật Bản 1.368 1.960 12,9 -3,8 0,8 0,9 0,7 0,8
Italia 1.364 1.671 13,1 -5,8 0,8 0,8 0,7 0,7
Tây Ban Nha 1.103 1.320 -16,3 -30,1 0,6 0,6 0,8 0,8
Hà Lan 2.911 3.141 107,3 66,7 1,7 1,5 0,8 0,8
Braxin 990 1.068 233,3 167,9 0,6 0,5 0,2 0,2
Nga 720 922 -16,3 -28,6 0,4 0,4 0,5 0,5
Canada 864 1.149 -8,7 -24,4 0,5 0,5 0,6 0,6
Pakixtan 529 619 -31,6 -43,1 0,3 0,3 0,5 0,4
Pháp 564 779 3,7 -10,4 0,3 0,4 0,3 0,4
Bỉ 281 278 -73,6 -77,3 0,2 0,1 0,6 0,5
Mexico 309 355 25,6 -3,0 0,2 0,2 0,1 0,2
Anh 521 601 223,6 133,2 0,3 0,3 0,1 0,1
Thụy Điển 302 388 -21,1 -32,7 0,2 0,2 0,2 0,2
Hồng Kông 80 103 -63,5 -68,5 0,0 0,0 0,1 0,1
  Nguồn:  Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2018 đạt 1,5 triệu tấn, trị giá đạt 2,09 triệu USD, tăng 13,3% về lượng nhưng giảm 7% về trị giá so với năm 2017.
Trong năm 2018, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với lượng đạt 1,04 triệu tấn, trị giá đạt 1,37 tỷ USD, tăng 16,4% về lượng, giảm 5% về trị giá so với năm 2017. Trung Quốc chiếm 66,6% về lượng và 65,6% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2018.
Tiếp đến xuất khẩu sang Ấn Độ tăng trưởng mạnh, tăng 85,6% về lượng và 60,5% về trị giá so với năm 2017, chiếm 6,6% về lượng và 6,9% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2018.
Tiếp theo Malaysia chiếm 3,8% về lượng và 3,6% về trị giá, Đức chiếm 2,4% về lượng và 2,6% về trị giá, Hàn Quốc chiếm 2,3% về lượng và 2,5% về trị giá, Mỹ chiếm 2,4% về lượng và 2,3% về trị giá, Đài Loan chiếm 2,1% về lượng và 2,3% về trị giá, các thị trường khác chiếm 9,4% về lượng và 9,5% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2018.

Bảng 2: Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam trong năm 2018
                                                            Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD   
Thị trường Năm 2018 So với năm 2017 (%) Tỷ trọng (%)
Năm 2018 Năm 2017
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng 1.564.124 2.092.020 13,3 -7,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Trung Quốc 1.042.165 1.371.663 16,4 -5,0 66,6 65,6 64,8 64,2
Ấn Độ 102.921 145.392 85,6 60,5 6,6 6,9 4,0 4,0
Malaysia 59.551 76.178 -23,4 -36,0 3,8 3,6 5,6 5,3
Đức 37.300 55.281 -5,5 -20,9 2,4 2,6 2,9 3,1
Hàn Quốc 36.638 53.225 -15,5 -32,9 2,3 2,5 3,1 3,5
Mỹ 37.038 48.494 2,7 -12,6 2,4 2,3 2,6 2,5
Đài Loan 32.200 47.297 11,2 -7,6 2,1 2,3 2,1 2,3
Thổ Nhĩ Kỳ 27.380 37.072 9,1 -9,9 1,8 1,8 1,8 1,8
Indonesia 16.488 23.819 6,7 -3,8 1,1 1,1 1,1 1,1
Nhật Bản 12.470 19.558 4,5 -15,6 0,8 0,9 0,9 1,0
Italia 14.007 18.834 -11,3 -27,5 0,9 0,9 1,1 1,2
Tây Ban Nha 12.556 17.022 -3,4 -22,0 0,8 0,8 0,9 1,0
Hà Lan 13.405 15.665 -8,9 -34,0 0,9 0,7 1,1 1,1
Braxin 11.608 13.905 18,7 -7,3 0,7 0,7 0,7 0,7
Nga 8.863 12.103 28,8 4,0 0,6 0,6 0,5 0,5
Canada 6.053 8.742 21,9 0,2 0,4 0,4 0,4 0,4
Pakixtan 5.408 7.397 23,6 7,0 0,3 0,4 0,3 0,3
Pháp 3.957 5.860 8,2 -15,0 0,3 0,3 0,3 0,3
Bỉ 5.280 5.776 -42,8 -54,4 0,3 0,3 0,7 0,6
Mexico 2.984 3.837 61,8 21,2 0,2 0,2 0,1 0,1
Anh 2.624 3.469 70,5 21,8 0,2 0,2 0,1 0,1
Thụy Điển 2.137 2.990 29,1 12,1 0,1 0,1 0,1 0,1
Hồng Kông 2.090 2.976 7,8 -15,2 0,1 0,1 0,1 0,2
Nguồn:  Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
- Chủng loại xuất khẩu
Năm 2018, cao su tổng hợp là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với  lượng đạt 826,5 nghìn tấn, trị giá đạt 1,1 triệu USD, tăng 4,4% về lượng nhưng giảm 14,1% về trị giá so với năm 2017. Cao su tổng hợp chiếm 52,8% về lượng và 57,3% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2018.
Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu của các mặt hàng cao su thiên nhiên khác tăng trưởng như SVR 10 tăng 67,5% về lượng và 38% về trị giá, Latex tăng 24,7% về lượng và 1,3% về trị giá, RSS3 tăng 30,4% về lượng và 9,2% về trị giá, SVR 20 tăng 131,8% về lượng và 86,2% về trị giá...so với năm 2017.

Bảng 3: Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018
ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD; Giá XKBQ (USD/tấn)
Mặt hàng Năm 2018 So với năm 2017 (%) Tỷ trọng theo lượng (%)
Lượng Trị giá Giá XKBQ Lượng Trị giá Giá XKBQ Năm 2018 Năm 2017
Tổng 1.564.124 2.092.020 1.338 13,3 -7,0 -17,9 100,0 100,0
Cao su tổng hợp 826.525 1.106.800 1.339 4,4 -14,1 -17,7 52,8 57,3
SVR 10 209.797 275.457 1.313 67,5 38,0 -17,6 13,4 9,1
SVR 3L 183.630 265.953 1.448 10,0 -9,6 -17,8 11,7 12,1
Latex 123.341 118.249 959 24,7 1,3 -18,8 7,9 7,2
RSS3 80.396 119.617 1.488 30,4 9,2 -16,3 5,1 4,5
SVR CV60 77.272 118.682 1.536 -3,9 -20,7 -17,4 4,9 5,8
SVR CV50 17.502 27.240 1.556 -16,0 -31,8 -18,9 1,1 1,5
Cao su hỗn hợp 10.342 17.634 1.705 -16,5 -14,7 2,1 0,7 0,9
SVR 20 9.863 13.355 1.354 131,8 86,2 -19,7 0,6 0,3
RSS1 7.887 12.119 1.537 -19,1 -35,4 -20,1 0,5 0,7
Loại khác 7.271 3.026 416 -6,9 5,1 12,9 0,5 0,6
CSR 10 4.536 5.528 1.219 1.250,0 1.158,4 -6,8 0,3 0,0
SVR 5 2.388 3.621 1.516 -32,9 -47,9 -22,3 0,2 0,3
Skim block 1.177 1.301 1.106 37,1 36,4 -0,5 0,1 0,1
loại khác 423 223 526       0,0  
SVR CV40 181 272 1.498 -22,2 -35,0 -16,5 0,0 0,0
RSS4 20 30 1.500       0,0  
Cao su dạng Crếp 2 4 2.400 -98,2 -96,3 112,2 0,0 0,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
- Giá xuất khẩu
Sự mất cân đối giữa cung và cầu cao su trên toàn thế giới đã khiến giá cao su giảm sâu trong năm 2018, điều này khiến giá xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng giảm. Trong năm 2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cao su của Việt Nam đạt 1.338 USD/tấn, giảm 17,9% so với năm 2017.

Biểu 4: Giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam từ năm 2016 - 2018 (USD/tấn)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
 
III. Nhận định và dự báo
Về giá cao su thế giới
Năm 2019,  giá cao su thế giới dự báo sẽ không tăng so với năm 2018, do yếu tố cung – cầu chưa có nhiều cải thiện, bên cạnh đó, đồng USD mạnh và giá dầu thô ở mức thấp đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường cao su. Trong đó:
Tiêu thụ cao su sẽ giảm
Tiêu thụ tại Trung Quốc – nơi chiếm 40% tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu – dự báo sẽ chỉ tăng 3,2% trong năm 2019, đạt 5,85 triệu tấn, sau khi tăng 5,3% ở năm 2018 và 7,5% năm 2017. Tại Ấn Độ, tiêu thụ sẽ chỉ tăng 4% trong năm 2019.
Theo ước tính sơ bộ, năm 2018 quốc gia này sử dụng 1,218 triệu tấn cao su tự nhiên, tăng tới 12,6% so với năm 2017, chủ yếu bởi nhu cầu cao từ lĩnh vực sản xuất lốp xe tải. Năm 2018 Ấn Độ chiếm khoảng 9% tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu.
Sản lượng cao su có thể tăng
Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm 2019 được Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) nhận định sẽ tăng 6,6% lên 14,844 triệu tấn, so với mức tăng khoảng 4,3% của năm 2018. Năng suất cao su trung bình trên mỗi hécta (tính chung trên toàn cầu) dự báo vẫn giữ nguyên như năm trước bởi giá cao su thấp trong thời gian qua và thời tiết xấu ở một số nơi, song nhiều diện tích cao su đến độ cho thu hoạch nhiều mủ nhất, nên mức tăng sản lượng có sự khác biệt lớn giữa các nước sản xuất.
Giai đoạn 2010 – 2012 giá cao su thế giới đạt mức cao điểm đã khích lệ nhiều nông dân trồng thêm cao su ở thời điểm đó, và đến năm 2019 một phần trong số đó sẽ bắt đầu cho thu hoạch mủ. Diện tích cao su thu hoạch mủ ở riêng Thái Lan dự kiến sẽ tăng khoảng 200.000 ha trong năm 2019. Ở một số nước khác như Bờ Biển Ngà, Myanmar, Campuchia, Lào và Braxin thì có nhiều diện tích cao su đến thời điểm cho sản lượng mủ cao nhất. Chỉ có tại Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là sản lượng dự báo sẽ chỉ tăng nhẹ. Diện tích cao su cho sản lượng mủ cao nhất tại Ấn Độ dự báo sẽ chỉ tăng 26.000 ha trong năm 2019.
Sản lượng của Thái Lan chắc chắn sẽ tăng 6,6% lên 5,135 triệu tấn trong năm 2019, sau khi tăng khoảng 8,8% năm 2018. Khoảng 35% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đến từ Thái Lan.
Sản lượng của Ấn Độ ước tính giảm 9,5% xuống 645.000 tấn trong năm 2018 do thất thu ở Kerala – khu vực trồng cao su chính của Ấn Độ – và dịch bệnh trên lá lan rộng tại nhiều nông trường, cũng như đất trồng cao su đã bị bạc màu. Hơn nữa, một phần diện tích cây cao su cho thu hoạch nhiều mủ năm qua đã không được người trồng cao su thu hoạch mủ vì giá giảm thấp (Ấn Độ năm 2018 có khoảng 190.000 ha cao su đến độ cho nhiều mủ). Thời tiết năm nay bình thường trở lại, dự báo sản lượng cao su Ấn Độ sẽ hồi phục dần, và sẽ tăng 10% trong cả năm 2019.
Sản lượng cao su Thái Lan năm 2019 có thể cao hơn 14%, sản lượng của Malaysia có thể tăng 53%, trong khi của Ấn Độ có thể tăng 65% so với dự đoán trên.
Thị trường cao su thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Giống như tất cả các hàng hóa trên thị trường châu Á, cao su thiên nhiên có xu hướng đi ngược với đồng USD. Khi USD mạnh lên thì giá cao su thiên nhiên trên thị trường sẽ giảm.
Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2019, như vậy USD chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Điều này bất lợi cho giá cao su.
Ngoài ra, triển vọng kinh tế toàn cầu và những biến động dự kiến trên thị trường dầu thô cũng sẽ cản trở giá cao su thiên nhiên hồi phục. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ngày 11/12/2018 trong báo cáo Triển vọng Năng lượng đã dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2019 sẽ ở mức 61 USD/thùng, tức là thấp hơn mức trung bình 71,40 USD của năm 2018. Thị trường cao su thiên nhiên thường bám sát xu hướng của thị trường dầu thô.
Như vậy, trong ngắn hạn, xu hướng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, các yếu tố cơ bản (cung – cầu), yếu tố tỷ giá và triển vọng dầu thô cho thấy rất ít khả năng giá cao su thiên nhiên sẽ tăng trở lại trong năm 2019.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2019
Năm 2019, xuất khẩu cao su sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc dự báo sẽ tăng chậm do nền kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019.
Đáng chú ý, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp đến ngành cao su Việt Nam trong năm 2019. Bởi hiện nay Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam. Do gần 70% cao su thiên nhiên là nhằm phục vụ ngành công nghiệp sản xuất lốp xe, nên việc Mỹ áp mức thuế cao đối với các mặt hàng linh kiện ô tô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, chắc chắn ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su của Trung Quốc sẽ bị tác động tiêu cực. Như vậy, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, để tránh bớt những rủi ro từ cuộc chiến này, ngành cao su Việt Nam cần là mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Mặc dù điều này không phải dễ dàng bởi sau Trung Quốc, 2 thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu lớn của Việt Nam hiện nay là Ấn Độ và Malaysia chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 5,7% và 3,9%. Tuy vậy, cơ hội để mở rộng thị phần vẫn đang mở ra do cả Ấn Độ lẫn Malaysia đang phát triển khá mạnh công nghiệp ô tô, cùng một số ngành công nghiệp khác có sử dụng đến nguyên liệu cao su.
Ngoài ra, việc mở rộng xuất khẩu cao su tới các thị trường Mỹ, các thị trường khối EU, Nhật Bản…cũng sẽ là hướng đi của các doanh nghiệp xuất khẩu cao su trong năm 2019. Và để thâm nhập được các thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam cần nắm rõ thông tin và đáp ứng nghiêm túc các yêu cầu trách nhiệm về môi trường và xã hội mà ngành cao su Việt Nam đang hướng tới.
Thị phần cao su của Việt Nam tại Ấn Độ: Năm 2019, Ấn Độ được đánh giá là thị trường xuất khẩu còn nhiều tiềm năng tăng trưởng cao trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng của nước này ở mức cao trong khi sản lượng lại sụt giảm mạnh do thiên tai.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 11 tháng năm 2018 Ấn Độ nhập khẩu đạt 1,07 triệu tấn, trị giá đạt 2,01 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu nhập khẩu từ Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, và Việt Nam... Trong 11 tháng năm 2018, Ấn Độ tăng cường nhập khẩu cao su từ các thị trường như Malaysia tăng 452,7% về lượng và 335,3% về trị giá, Singapore tăng 239,9% về lượng và 203,9% về trị giá, Bờ Biển Ngà tăng 105% về lượng và 72,9% về trị giá,...so với 11 tháng năm 2017.
 Trong đó, Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Việt Nam với 92,7 nghìn tấn, trị giá đạt 140 triệu USD, tăng 100,9% về lượng và tăng 71,8% về trị giá so với 11 tháng năm 2017. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng tăng từ 5,5% trong 11 tháng năm 2017 lên 8,6% trong 11 tháng năm 2018.
 
Bảng 4: Thị trường chính cung cấp cao su cho Ấn Độ trong 11 tháng năm 2018  (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005)
ĐVT: Lượng: tấn, Trị giá: triệu USD
Thị trường 11 tháng năm 2018 So với 11T/2017 (%) Tỷ trọng 11 tháng năm 2018 (%)
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Tổng 1.078.523,4 2.019 28,3 17,2 100 100 100 100
Indonesia 256.454,3 395 8,1 -9,7 23,8 19,5 28,2 25,4
Hàn Quốc 136.285,6 269 7,3 4,3 12,6 13,3 15,1 15,0
Thái Lan 99.263,2 170 18,2 -3,2 9,2 8,4 10,0 10,2
Việt Nam 92.688,7 140 100,9 71,8 8,6 6,9 5,5 4,7
Singapore 89.807,1 180 239,9 203,9 8,3 8,9 3,1 3,4
Nga 65.347,6 128 -4,9 -4,3 6,1 6,3 8,2 7,7
Malaysia 53.136,5 90 452,7 335,3 4,9 4,5 1,1 1,2
Mỹ 50.259,2 92 13,4 4,5 4,7 4,6 5,3 5,1
Nhật Bản 39.385,6 138 6,1 18,4 3,7 6,8 4,4 6,8
Bờ Biển Ngà 29.756,4 44 105,0 72,9 2,8 2,2 1,7 1,5
Ba Lan 22.266,6 37 -8,6 -14,4 2,1 1,9 2,9 2,5
Đức 14.734,0 41 -2,5 -2,1 1,4 2,0 1,8 2,4
UAE 14.133,1 29 508,2 551,3 1,3 1,5 0,3 0,3
Bỉ 13.039,0 35 58,5 84,6 1,2 1,7 1,0 1,1
Trung Quốc 12.894,2 40 24,2 41,0 1,2 2,0 1,2 1,7
Ả rập xê út 12.460,5 23 111,8 119,7 1,2 1,2 0,7 0,6
Đài Loan 12.243,0 29 7,3 8,2 1,1 1,4 1,4 1,5
Pháp 8.958,0 24 -28,7 -23,2 0,8 1,2 1,5 1,8
Italia 8.460,5 24 6,0 11,4 0,8 1,2 0,9 1,3
Anh 7.288,1 22 -32,1 -25,9 0,7 1,1 1,3 1,8
Campuchia 6.548,0 11 44,9 28,4 0,6 0,5 0,5 0,5
Hà Lan 5.212,2 10 -11,7 -8,4 0,5 0,5 0,7 0,6
Bangladesh 3.527,3 6 62,3 57,2 0,3 0,3 0,3 0,2
Myanma 3.524,5 5 630,1 502,3 0,3 0,3 0,1 0,1
Iran 2.393,5 4 -55,9 -60,7 0,2 0,2 0,6 0,6
Thuỵ Sỹ 2.013,1 4 4087,1 4110,0 0,2 0,2 0,0 0,0
Braxin 1.902,1 4 -29,8 -29,3 0,2 0,2 0,3 0,3
Áo 1.484,6 3 2969020,0 29800,0 0,1 0,1 0,0 0,0
Philippin 1.413,1 2 -31,3 -42,4 0,1 0,1 0,2 0,2
Canada 1.272,9 1 107,5 96,7 0,1 0,1 0,1 0,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ

 
Phụ Lục
Bảng 5: Doanh nghiệp xuất khẩu cao su hàng đầu của Việt Nam trong năm 2018
STT Tên doanh nghiệp Trị giá (nghìn USD)
1 CTY Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Bình Phước 279.322
2 CTY Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Lợi 276.938
3 CTY Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Cao Su Liên Anh 110.307
4 CTY TNHH Thương Mại Hòa Thuận 84.239
5 CTY TNHH Cao Su Thuận Lợi 73.982
6 CTY TNHH Southland International 70.627
7 CTY Cổ Phần Cao Su Việt Phú Thịnh 64.047
8 CTY TNHH Công Nghiệp Vạn Xuân 60.882
9 CTY TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hoa Sen Vàng 56.721
10 CTY TNHH Mtv Cao Su Dầu Tiếng 45.866
11 CTY TNHH Sản Xuất - Thương Mại  - Dịch Vụ Hiệp Thành 42.334
12 CTY TNHH Mai Thảo 40.133
13 CTY TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Long 37.774
14 CTY Cổ Phần Sản Xuất Cao Su Phú Xuân 32.245
15 CTY TNHH Một Thành Viên Phương Hậu 31.791
16 CTY Cổ Phần Đầu Tư Cao Su Việt Nam 31.643
17 CTY TNHH Một Thành Viên Thắng Thắng Lợi 31.399
18 CTY TNHH  Sản Xuất - Thương Mại Nhật Nam 29.817
19 CTY TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Thiện Hưng 27.519
20 CTY Trách Nhiệm Hữu Hạn Đoàn Gia Thịnh 25.057
21 CTY Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Đức Hiền Quảng Trị 25.056
22 CTY TNHH Xuất Nhập Khẩu Cao Su Tấn Thái 22.883
23 CTY TNHH Tiến Thành 22.749
24 CTY TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Cao Su Mai Vĩnh 22.071
25 CTY TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vạn Năng 21.793
26 CTY Cổ Phần Sản Xuất Và Xuất Khẩu Cao Su Sài Gòn Vrg 19.711
27 CTY TNHH Một Thành Viên Tổng CTY Cao Su Đồng Nai 19.304
28 CTY Cổ Phần Việt Sing 18.374
29 CTY TNHH Thương Mại Hoàng Dũng 17.708
30 CTY TNHH Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Hoàng 16.997
31 CTY TNHH  Thương Mại Gold 15.989
32 CTY TNHH Một Thành Viên Cao Su Phú Riềng 15.297
33 CTY TNHH Thương Mại Hà Hải 13.425
34 CTY Trách Nhiệm Hữu Hạn  Hưng Thịnh 12.846
35 CTY TNHH Một Thành Viên Long Thành Lợi 12.701
36 CTY TNHH Phát Triển Ptn 11.451
37 CTY TNHH Duy Thắng 11.346
38 CTY TNHH Một Thành Viên Cao Su Bình Long 11.326
39 CTY TNHH Kd Global 10.977
40 CTY Cổ Phần Cao Su Phước Hòa 10.301
41 CTY TNHH Công Nghiệp Cao Su An Cố 10.083
42 CTY Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Petrolimex 9.610
43 CTY Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Phú Mỹ 9.473
44 CTY TNHH R1 International (Việt Nam) 9.067
45 CTY Cổ Phần Khang Ngọc Hưng 8.885
46 CTY TNHH Cao Su Quốc Việt 8.864
47 CTY TNHH Cao Su Mardec Sài Gòn 8.773
48 CTY TNHH Lốp Kumho Việt Nam 8.458
49 CTY TNHH Cửu Lâm 8.000
50 CTY Cổ Phần Đầu Tư Cao Su Đắk Lắk 7.862
Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo
 
Tin cũ hơn
  • Báo cáo định kỳ về lĩnh vực Công nghiệp
    Cung cấp tư vấn thông tin các mặt hàng xuất nhập khẩu có chất lượng, đầy đủ và chính xác, đưa ra được những thông tin tổng hợp tình hình và dự báo kịp thời góp phần vào công tác điều hành quản lý, hoạch định chiến lược sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
  • Báo cáo diễn biến thị trường trong tháng
    Các báo cáo cung cấp thông tin về tình hình cung - cầu, diễn biến giá cả, tình hình xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư, chính sách liên quan đến các mặt hàng thiết yếu
  • Báo cáo chỉ số giá hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại
    Trước yêu cầu thông tin về giá cả, thị trường xuất nhập khẩu ngày càng cao, việc đáp ứng thông tin đầy đủ, kịp thời là rất cần thiết, Bộ Công Thương giao Trung tâm thực hiện đề án “Thu thập giá, tính toán và công bố chỉ số giá hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại” phục vụ công tác điều hành, quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại của lãnh đạo Bộ và các cơ quan đơn vị chức năng trong và ngoài Bộ Công Thương.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.094.080