VITIC
Báo cáo nghiên cứu

Báo cáo đánh giá hoạt động XNK mặt hàng dệt may tháng 1/2019

26/04/2019 16:16
I. Tình hình xuất khẩu
1.1. Tình hình xuất khẩu
Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 01 năm 2019, xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam đạt 3,19 tỷ USD, giảm 3,32% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 5,65% so với tháng 01 năm 2018.

Bảng1: Tình hình xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam tháng 01 năm 2019
  Kim ngạch (triệu USD) So với tháng 12/2018 (%) So với tháng 1/2018 (%)
Xơ, sợi dệt các loại 329 -5,53 -1,47
Hàng dệt, may 2.650 -4,28 6,39
Vải mành, vải kỹ thuật khác 55 37,87 24,32
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 160 8,81 3,73
  3.194 -3,32 5,65
Nguồn: Liên Bộ

Tình hình xuất khẩu cụ thể của một số mặt hàng chính:
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tháng 01 năm 2019 đạt 2,65 tỷ USD, giảm 4,28% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 6,39% so với tháng 01 năm 20178
+ Kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt trong tháng 01/2018 đạt 329 triệu USD, giảm 5,53% so với tháng 12 năm 2018 và giảm 1,47% so với tháng 1 năm  2018.
+ Kim ngạch xuất khẩu NPL dệt may trong thời gian này đạt 160 triệu USD tăng 8,81% so với tháng 12/2018 và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2018.
+ Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật của nước ta tăng 37,8% so với tháng 12/2018 và tăng 24,12% so với cùng kỳ 2018.

1.1.1. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc năm 2018
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2018 vượt kế hoạch 1,69 tỷ USD, đạt 36,9 tỷ USD, tăng 15,86% so với năm 2017, nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó:
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 30,48 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2017, chiếm 82,52% tổng kim ngạch toàn ngành.
+ Kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 1,47 triệu tấn, trị giá 4,02 tỷ USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 12% về trị giá so với năm 2017, chiếm 10,89% tổng trị giá xuất khẩu toàn ngành.
+ Xuất khẩu vải kỹ thuật của Việt Nam đạt 529,6 triệu USD, tăng 15,71% so với năm 2017, chiếm 1,43% tổng kim ngạch.
+ Xuất khẩu các nguyên phụ liệu của Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 11,23% so với năm 2017, chiếm 5,15% tổng trị giá xuất khẩu của ngành.

 
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam năm 2018
Thị trường chủ yếu Năm 2018 So với năm 2017 (%) Cơ cấu N2018 (%) Cơ cấu N2017 (%)
Tổng 30.488.693 16,40 100,00 100,00
Mỹ 13.699.584 11,61 44,93 46,86
CPTPP 5.173.614 22,76 16,97 16,09
Nhật Bản 3.812.087 22,59 12,50 11,87
Canada 665.892 19,78 2,18 2,12
Australia 221.887 28,30 0,73 0,66
Chilê 131.681 48,05 0,43 0,34
Singapore 109.396 24,35 0,36 0,34
Malaysia 108.297 18,21 0,36 0,35
Mexico 102.082 15,92 0,33 0,34
New Zealand 22.291 14,84 0,07 0,07
EU 4.133.072 9,79 13,44 14,24
Đức 797.387 8,24 2,62 2,81
Anh 766.555 8,16 2,51 2,71
Hà Lan 615.726 2,42 2,02 2,30
Pháp 615.404 16,97 2,02 2,01
Tây Ban Nha 464.237 3,30 1,52 1,72
Italia 263.990 11,49 0,87 0,90
Bỉ 253.033 19,90 0,83 0,81
Đan Mạch 96.173 24,34 0,32 0,30
Thụy Điển 87.346 19,59 0,29 0,28
Ba Lan 55.698 30,37 0,18 0,16
áo 42.244 14,80 0,14 0,14
Phần Lan 14.803 87,57 0,05 0,03
CH Séc 13.447 45,81 0,04 0,04
Hy Lạp 7.812 -20,77 0,03 0,04
Hunggary 3.227 55,64 0,01 0,01
Slovakia 1.164 -31,92 0,00 0,01
Hàn Quốc 3.299.560 24,91 10,82 10,09
Trung Quốc 1.540.705 39,65 5,05 4,21
Campuchia 487.711 40,43 1,60 1,33
Hồng Kông 282.007 30,29 0,92 0,83
Đài Loan 256.265 17,64 0,84 0,83
Indonesia 199.769 42,25 0,66 0,54
Nga 179.907 6,31 0,59 0,65
Thái Lan 158.678 50,65 0,52 0,40
Philippin 111.205 22,12 0,36 0,35
UAE 88.932 -0,36 0,29 0,34
Ấn Độ 66.062 10,65 0,22 0,23
Bangladesh 59.869 4,03 0,20 0,22
Braxin 53.804 14,29 0,18 0,18
Ả Rập Xê út 44.471 -2,92 0,15 0,17
Thổ Nhĩ Kỳ 44.094 7,26 0,14 0,16
Nam Phi 27.257 12,65 0,09 0,09
Myanma 26.520 61,42 0,09 0,06
Na Uy 25.024 17,58 0,08 0,08
Angôla 24.912 56,17 0,08 0,06
Achentina 24.789 -15,74 0,08 0,11
Ixraen 21.651 21,77 0,07 0,07
Panama 20.711 17,95 0,07 0,07
Thụy Sỹ 11.702 11,21 0,04 0,04
Nigiêria 10.541 13,37 0,03 0,04
Lào 6.782 13,67 0,02 0,02
Ai Cập 6.711 38,46 0,02 0,02
Gana 6.331 -24,85 0,02 0,03
Bờ Biển Ngà 5.819 167,93 0,02 0,01
Xênêgan 4.854 232,00 0,02 0,01
Ukraina 4.108 8,92 0,01 0,01
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
1.1.2. Chủng loại hàng may mặc xuất khẩu trong năm 2018
Các mặt hàng áo thun, áo Jacket và mặt hàng quần là 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Đáng chú ý, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh, ở mức 2 con số.

 
Bảng 3: Chủng loại hàng may mặc xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2018
Chủng loại Tháng 12/2018 Năm 2018 Cơ cấu xuất khẩu
Kim ngạch so T11/2018 so T12/2017 Kim ngạch so 2017 2018 2017
áo thun 599.203 11,03 7,63 6.507.711 14,72 21,34 21,87
Quần 472.196 9,09 6,22 5.352.871 16,72 17,56 17,68
áo Jacket 476.326 -11,55 7,25 6.130.628 19,24 20,11 19,82
Váy 144.968 55,23 5,40 1.496.276 14,87 4,91 5,02
áo sơ mi 146.165 20,88 6,20 1.525.074 11,11 5,00 5,29
Quần Short 106.934 62,33 3,69 898.095 3,28 2,95 3,35
Vải 161.045 3,68 34,68 1.601.843 30,68 5,25 4,73
Quần áo trẻ em 183.076 14,76 26,91 1.979.870 16,72 6,49 6,54
áo 29.454 126,86 34,23 270.495 -25,22 0,89 1,39
Đồ lót 148.787 16,38 11,62 1.464.007 13,41 4,80 4,98
Quần áo bơi 46.833 44,36 19,70 292.469 22,33 0,96 0,92
Màn 1.115 -65,82 -80,96 83.471 -15,44 0,27 0,38
Quần áo BHLD 44.498 13,94 42,66 475.129 36,12 1,56 1,35
Quần áo ngủ 15.449 -19,19 35,90 262.851 42,62 0,86 0,71
Găng tay 27.629 -2,08 14,00 336.051 22,20 1,10 1,06
Quần áo Vest 28.280 6,29 16,76 329.169 29,30 1,08 0,98
Khăn bông 20.230 -26,75 14,16 264.961 19,43 0,87 0,86
Quần Jean 12.840 49,04 134,48 76.266 -3,62 0,25 0,31
Hàng may mặc 18.671 -1,32 47,52 153.309 3,28 0,50 0,57
áo len 30.879 -13,56 85,57 272.116 29,14 0,89 0,81
áo Kimono 3.385 -22,64 -24,70 53.239 -5,72 0,17 0,22
Bít tất 10.177 45,45 63,34 102.529 30,47 0,34 0,30
áo Ghile 6.500 23,87 12,54 101.517 22,11 0,33 0,32
Quần áo mưa 1.523 -28,10 -41,91 25.269 -10,04 0,08 0,11
áo đạo hồi 1.521 -9,38 -13,34 23.388 -3,49 0,08 0,09
áo nỉ 1.248 16,10 -4,40 17.655 15,28 0,06 0,06
PL may 6.059 -8,86 38,04 62.892 42,24 0,21 0,17
áo gió 370 4,51 -2,70 3.701 40,34 0,01 0,01
Khăn 487 23,18 141,34 4.901 -2,65 0,02 0,02
Caravat 354 52,21 -7,03 3.281 -18,37 0,01 0,02
áo HQ 312 75,20 -5,63 2.359 0,34 0,01 0,01
Khăn bàn 133 -55,66 -21,28 1.852 44,55 0,01 0,00
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
 
1.2. Nhập khẩu nguyên phụ liệu
Theo số liệu thống kê, trong tháng 1 năm 2019 nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may chính của Việt Nam đạt trên 2 tỷ USD, tăng 7% so với tháng 12/2018 và tăng 6,84% so với tháng 1/2018. Trong đó:
+ Nhập khẩu bông đạt 150 nghìn tấn, trị giá 283 triệu USD, tăng hơn 26,9% về lượng và 24,250% về trị giá so với tháng 12 năm 2018; và so với tháng 1/2018 tăng 4,3% về lượng và 12% về trị giá.
+ Nhập khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt các loại đạt 120 nghìn tấn, trị giá 220 triệu USD, tăng 37% về lượng và tăng 12,0% về trị giá so với tháng 1 năm 2018.
+ Nhập khẩu mặt hàng vải đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 5,3% so với tháng 1 năm 2018.
+ Nhập khẩu NPL dệt may, da giày đạt 460 triệu USD, tăng 5,3% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 5,2% so với tháng 1 năm 2018.

 
Bảng 4: Nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2019
  Trị giá (triệu USD) So với T12/2018 (%) So với T1/2018 (%)
Bông các loại 283 24,2 12,0
Xơ, sợi dệt các loại 220 5,7 12,0
Vải các loại 1.100 4,2 5,3
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giầy 460 5,3 5,2
Tổng 2.063 7,00 6,84
 
                           Nguồn: Liên Bộ Công thương, Tài chính và Tổng cục Thống kê
 
Bảng 5: Thị trường cung cấp NPL dệt may cho Việt Nam năm 2018
Thị trường Năm 2018 So với năm 2017 (%) Tỷ trọng năm 2018 (%) Tỷ trọng năm 2017 (%)
Trung Quốc  8.945.227 18,86 40,04 36,25
Hàn Quốc  3.045.325 4,04 13,63 14,10
Đài Loan  2.403.277 2,75 10,76 11,26
Hồng Kông  1.777.031 -4,74 7,95 8,98
Mỹ  1.395.843 -11,55 6,25 7,60
Nhật Bản  1.076.185 13,00 4,82 4,59
Thái Lan  688.596 16,53 3,08 2,85
Ân Độ  602.264 15,12 2,70 2,52
Braxin  343.301 1,11 1,54 1,64
 Italia  303.444 1,57 1,36 1,44
Indonesia  246.353 16,22 1,10 1,02
Australia  228.505 -30,03 1,02 1,57
Malaysia  164.371 37,57 0,74 0,58
Bờ Biển Ngà  78.140 -8,75 0,35 0,41
Pakixtan  76.831 -15,58 0,34 0,44
Sri Lanca  71.775 31,52 0,32 0,26
Đức  70.694 2,99 0,32 0,33
Singapore  70.098 50,87 0,31 0,22
Đan Mạch  66.876 -25,19 0,30 0,43
Benin  66.700 -29,43 0,30 0,46
Thổ Nhĩ Kỳ  49.889 15,36 0,22 0,21
Mexico  49.139 14,98 0,22 0,21
Achentina  44.152 -9,20 0,20 0,23
Togo 40.927 -5,25 0,18 0,21
Bỉ  39.365 50,30 0,18 0,13
Canada  30.517 48,06 0,14 0,10
Anh  25.153 31,81 0,11 0,09
Campuchia  24.036 66,95 0,11 0,07
El Savador  21.279 -22,52 0,10 0,13
Papua New Guinea  17.455 -9,53 0,08 0,09
Hà Lan  16.814 35,40 0,08 0,06
Tây Ban Nha  16.640 -47,87 0,07 0,15
Pháp  14.845 -11,48 0,07 0,08
Bangladesh  14.537 -1,35 0,07 0,07
Hy Lạp  13.307 -20,27 0,06 0,08
Nam Phi  12.444 0,43 0,06 0,06
CH Dominica  11.686   0,05 0,00
Chilê  10.500 -20,78 0,05 0,06
Senegan  9.585 -56,29 0,04 0,11
New Zealand  9.093 -60,68 0,04 0,11
Phần Lan  7.019 -20,83 0,03 0,04
Urugoay  6.764 -32,14 0,03 0,05
Thuỵ Sỹ  6.181 23,18 0,03 0,02
Rumani  6.099 23,94 0,03 0,02
Slovenia  5.810 -43,38 0,03 0,05
Kenya  5.303   0,02 0,00
UAE  5.274 46,66 0,02 0,02
Etiopia  4.463 39,49 0,02 0,02
áo  4.294 -4,90 0,02 0,02
Nga  4.195 58,40 0,02 0,01
Côlombia  3.809 -66,17 0,02 0,05
Bồ Đào Nha  3.580 41,68 0,02 0,01
Iran  3.255 -20,89 0,01 0,02
Ai Cập  2.735 4,76 0,01 0,01
Philippin  2.593 -76,77 0,01 0,05
Thuỵ Điển  2.570 -4,43 0,01 0,01
Slovakia  2.513 -7,69 0,01 0,01
Lítva  2.446 731,92 0,01 0,00
Costa Rica  2.134 -31,23 0,01 0,01
Hungary  1.236 66,76 0,01 0,00
Andora  1.191 -51,52 0,01 0,01
Myanma  1.117 37,04 0,01 0,00
Paragoay  928 -31,28 0,00 0,01
Bungari  794 -19,54 0,00 0,00
Baren  670 -70,82 0,00 0,01
Ma Cao  608 1750,59 0,00 0,00
Na Uy  491 -27,44 0,00 0,00
Maroc  483 62,70 0,00 0,00
Ai Len  457 45,15 0,00 0,00
Venezuela  382 -45,58 0,00 0,00
Mali  321 97,56 0,00 0,00
Phigi  260 -21,04 0,00 0,00
CH Séc  226 14,48 0,00 0,00
Qata  191 -27,38 0,00 0,00
Ba Lan  190 94,00 0,00 0,00
Latvia  161 -64,44 0,00 0,00
Ixraen  159 -93,61 0,00 0,01
Nigieria  152 -87,39 0,00 0,01
 
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
 
Nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường chính năm 2018
(Lượng-tấn; Trị giá-1000 USD; Đơn giá-USD/tấn)
Thị trường Năm 2018 So với năm 2017(%)
Lượng Trị giá Đơn giá TB Lượng Trị giá Đơn giá TB
Mỹ  750.080 1.469.104  1.959 18,20 24,62 5,44
ấn Độ  231.694 390.510  1.685 35,94 40,05 3,02
Braxin  183.235 357.922  1.953 47,91 57,40 6,42
Australia  170.734 354.985  2.079 11,56 19,79 7,38
Bờ Biển Ngà  35.034 69.394  1.981 51,30 69,93 12,31
Achentina  11.264 20.790  1.846 134,42 142,53 3,46
Indonesia  6.204 7.583  1.222 34,64 40,15 4,10
Pakixtan  4.751 7.255  1.527 -45,25 -47,39 -3,91
Hàn Quốc  4.478 5.605  1.252 65,18 55,36 -5,95
Trung Quốc  1.201 2.294  1.910 63,62 29,13 -21,08
Đài Loan  676 913  1.350 -23,70 -46,36 -29,69
 
                                                            Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
 
1.3. Đơn giá
Giá bông nhập khẩu trung bình từ các thị trường trong năm 2018 tăng hầu hết ở các thị trường với tốc độ tăng từ 3-12%. Riêng giá bông nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc giảm 5,95%, Pakixtan giảm 3,91%, Trung Quốc giảm 21,08%, Đài Loan giảm 29,69%, ....

 
Biểu1: Giá bông nhập khẩu trung bình từ Mỹ và Ấn Độ trong năm 2017 (USD/tấn)
                                                            Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
 
II. Đánh giá và đề xuất giải pháp
2.1. Đánh giá và dự báo
Năm 2018 là một năm biến động đối với dệt may toàn cầu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng… Vượt lên những thách thức đó ngành Dệt May Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng.
Ngành dệt may Việt Nam có thặng dư thương mại đạt mức cao kỷ lục, đứng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu. Thặng dư thương mại của dệt may Việt Nam trong năm 2018 đạt 15,33tỷ USD, tăng 17,74% so với mức thặng dư thương mại của năm 2017, cao hơn cả mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Theo dõi diễn biến xuất, nhập khẩu dệt may của Việt Nam từ năm 2010 đến nay, cho thấy thặng dư thương mại của ngành dệt may Việt Nam đã không ngừng được cải thiện cả về mặt giá trị tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng. Năm 2010, thặng dư thương mại của ngành mới chỉ đạt 2,93 tỷ USD, thì sau 8 năm, thặng dư thương mại đã tăng hơn 5 lần, trong khi kim ngạch xuất khẩu năm 2018 chỉ tăng 3 lần so với kim ngạch xuất khẩu năm 2010. Kết quả này cho thấy, ngành dệt may Việt Nam đang từng bước tự chủ về nguồn nguyên liệu, mức độ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam đang giảm.  

 
Cán cân thương mại hàng dệt may của Việt Nam qua các năm (tỷ USD)
Nhóm hàng Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Trị giá xuất khẩu
Trị giá so với 2017 (%) Trị giá So với 2016 (%) Trị giá So với 2015 (%) Năm 2015 Năm 2013 Năm 2010
XUẤT KHẨU
Hàng may mặc 30,48 16,40 26,12 9,55 23,8 4,5 22,8 17,9 11,2
Vải 0,53 17,78 0,45 10,67 0,41 -4,6 0,4 0,4  
Xơ sợi 4,02 11,98 3,59 22,79 2,92 15,3 2,5 2,1 1,4
NPL 1,9 11,11 1,71 14,47 1,49 4,2 1,4 0,91  
Tổng 36,94 15,87 31,88 13,36 28,12 3,3 27,2 21,31 12,6
NHẬP KHẨU
Vải 12,77 12,31 11,37 8,53 10,48 3,2 10,2 8,4 5,3
Bông 3,01 27,54 2,36 42,05 1,66 2,4 1,6 1,1 0,67
Xơ, sợi 2,41 32,42 1,82 12,89 1,61 5,9 1,5 1,5 1,1
NPL(*) 3,42 5,56 3,24 2,2 3,17 1,1 3,1 3,9 2,6
Tổng 21,61 14,58 18,86 11,4 16,93 3,2 16,4 14,9 9,67
CCTM 15,33 17,74 13,02 8,39 11,2 4,36 10,73 6,41 2,93
 
                                                            Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
 
(*) theo tính toán của Trung tâm thông tin số liệu NPL dệt may trong tổng NPL dệt, may, da giày chiếm 60%
Tuy nhiên, cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may vẫn không có nhiều thay đổi khi Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường đã có FTA đối với Việt Nam về việc đảm bảo yêu cầu về xuất xứ.
Sang năm 2019, dự báo các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu tăng trưởng đều thấp hơn, nên cầu về hàng dệt may sẽ không có nhiều chuyển biến. Trong bối cảnh đó, xu thế thắt chặt dòng tiền tại các quốc gia nhập khẩu vẫn tiếp diễn. Mặt khác, ngành còn đối diện với những tác động của chiến tranh thương mại phức tạp Mỹ – Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan, với kim ngạch xuất khẩu tăng 8% -10% so với năm 2018, đạt 36,9 - 40,2 tỷ USD.
Cơ sở để ngành dệt may hoàn thành kế hoạch trong năm 2019:
+ Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam ngày càng được nâng cao và minh chứng rõ nét nhất là kết quả xuất khẩu mặt hàng này của nước ta trong năm 2018.
Nhìn lại giai đoạn 2007 - 2008, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 34%, nhưng về giá trị tuyệt đối chỉ hơn 2 tỷ USD. Trong khi đó, những năm gần đây, tăng trưởng khoảng 10% thì giá trị tuyệt đối dao động từ 2 - 3 tỷ USD. Đến năm 2018, tăng trưởng về giá trị tuyệt đối đạt trên 5 tỷ USD - tương đương với kim ngạch xuất khẩu của năm 2007.
Trong khi đó, các nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan…, không nước nào có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 2 con số trong năm 2018, chủ yếu tăng trưởng dưới 5%, trong đó có hai nước  giảm là Ấn Độ và Bangladesh.
Năm 2018 không thuận lợi đối với ngành dệt may Việt Nam, khi lợi thế khách quan về việc giảm thuế từ các Hiệp định thương mại tự do cho Việt Nam là không có, tổng cầu không tăng mà xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn đạt kết quả ấn tượng là tiền đề bứt phá trong năm 2019.
  + Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và các FTA sẽ đem lại nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2019.
Ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ có nhiều thuận lợi trong năm 2019 nhờ vào việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. Các đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan. Đồng thời, do lo ngại chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc nên các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đang và sẽ chuyển bớt đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trung Quốc đang xuất 250 tỷ USD mặt hàng dệt may, cung ứng 53% lượng vải thế giới. Do đó, sự dịch chuyển sản xuất dệt may của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành.
Ngoài ra, ngành dệt may còn có cơ hội từ thị trường EU nếu EVFTA được chính thức ký kết và thông qua vào năm 2019. Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam từ 12% xuống 0%. Nhờ vậy, các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam có thể mong đợi tăng thị phần (hiện đang ở mức khiêm tốn 2%-3%) lên mức cao hơn khi EVFTA có hiệu lực.
Các doanh nghiệp sản xuất sợi sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ nhu cầu sợi trong nước tăng để cung ứng nguyên liệu cho hàng may mặc xuất khẩu (do yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP là từ sợi trở đi và đối với EVFTA là từ vải trở đi). Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể xuất khẩu sợi trực tiếp sang Mexico (hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP), sang Mỹ (mặt hàng cùng loại của Trung Quốc phải chịu mức thuế 25% áp bổ sung do chiến tranh thương mại và đang có nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp) và sang một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc (hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA).
+ Các nhà nhập khẩu sau một thời gian đặt sản xuất tại các nước khác thì tiêu chuẩn về lao động, môi trường, nhà xưởng... chưa theo kịp như Việt Nam, dù lương thấp nhưng năng suất chỉ bằng một nửa. Do đó, giá thành trong 1 đơn vị sản phẩm không tiết kiệm trong khi chất lượng có thể có vấn đề. Vì vậy, số lượng khách hàng mong muốn đặt sản xuất tại Việt Nam đã tăng lên và đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển tương đối tốt.
+ Các doanh nghiệp thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Đến thời  điểm này gần 100% các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa trong ngành hầu hết đều có tất cả chứng chỉ đánh giá của các hãng thế giới về tăng trưởng xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh... Điều đó cho thấy chuẩn mực của ngành được thực hiện tương đối tốt.
Bên cạnh những thuận lợi, thì ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức trong năm 2019, đó là:
+ Khó khăn lớn nhất mà ngành dệt may phải đối mặt trong năm 2019 xuất phát từ yếu tố nội tại của ngành. Đó là sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (vải và phụ liệu), đặc biệt là từ Trung Quốc. Điều này sẽ cản trở việc đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế theo CPTPP và EVFTA. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có thể khiến Chính phủ Mỹ chú ý và có động thái bất lợi đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Việt Nam.
Mặc dù bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhưng mức độ phụ thuộc của ngành dệt may Việt Nam đã từng bước được cải thiện rõ nét. Trong khoảng thời gian dài trước đây, thặng dư thương mại của ngành dệt may Việt Nam chỉ tăng chậm, thì trong 2 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng thặng dư thương mại của nước ta tăng cao. Năm 2018, thặng dư thương mại của hàng dệt, may đạt 15,33 tỷ USD, tăng 17,74% so với năm 2017; trong khi tốc độ tăng trưởng của năm 2017 so với 2016 chỉ đạt 8,3% và 2016 so với 2015 chỉ đạt 4,36%... Kết quả này cho thấy ngành dệt may Việt Nam đã từng bước khắc phục được những điểm hạn chế.
+ Sự biến động của tỷ giá USD/VND cũng sẽ là một trong những yếu tố khiến hàng dệt may của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn so với sản phẩm cùng loại của một số nhà cung cấp khác.
Năm 2018, Việt Nam là nước phá giá đồng tiền ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may, tăng khoảng 3%, trong khi đồng NDT là 9%, Rupial Ấn Độ là 15%. Như vậy, đứng trên mặt tỷ giá, hàng hóa Việt Nam đắt hơn hàng hóa Trung Quốc khoảng 6% và đắt hơn hàng hóa từ Ấn Độ khoảng hơn 12%.
+ Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng có thể tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.  Bởi vì hiện Trung Quốc là nhà cung cấp vải hàng đầu thế giới, chiếm 53% vải toàn cầu, nếu Trung Quốc tăng thuế mặt hàng vải, sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, do Việt Nam nhập khẩu 45% vải từ Trung Quốc.
Với kết quả đạt được trong năm 2018, tín hiệu về tình hình đơn hàng cho năm 2019 khả quan. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và thậm chí cả năm 2019, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may (do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên) cũng như thời điểm thực thi các Hiệp định Thương mại thế hệ mới là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong năm 2019.
Triển vọng xuất khẩu tại một số thị trường
- Tại thị trường Mỹ: Năm 2018, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ đạt 13,69 tỷ USD, tăng 11,61% so với năm 2017, bứt phá mạnh so với tốc độ tăng 7,3% của năm 2017 so với năm 2016. Với tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2018 và những thuận lợi từ yếu tố thị trường như (việc làm tại Mỹ khởi sắc, thu nhập người tiêu dùng tăng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc...) và sức cạnh tranh cao của hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Mỹ, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tiếp tục thuận lợi trong năm 2019. Dự báo, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2019 tăng 10% so với năm 2018, đạt 15 tỷ USD.

 
Thị phần hàng may mặc của một số nhà cung cấp chính tại Mỹ
Nhà cung cấp Thị phần tính theo khối lượng (%) Thị phần tính theo trị giá (%)
2018 2017 2016 2018-17 2017-16 2018 2017 2016 2018-17 2017-16
World 100,00 100,0 100,0 0,00 0,00 100,00 100,00 100,00 0,00 0,00
Trung Quốc 41,25 41,74 41,49 -0,49 0,26 32,66 33,62 34,59 -0,96 -0,98
_ASEAN 23,96 23,71 23,22 0,24 0,50 25,84 25,49 24,83 0,36 0,65
_W HEMI 15,66 15,71 16,54 -0,05 -0,83 17,08 17,11 17,07 -0,03 0,04
Việt Nam 13,50 13,28 12,45 0,22 0,82 14,77 14,33 13,39 0,45 0,94
_CAFTA-DR 10,69 10,93 11,50 -0,24 -0,57 9,96 9,92 10,11 0,04 -0,19
Bangladesh 7,18 6,98 6,92 0,20 0,06 6,67 6,48 6,58 0,19 -0,09
Indonesia 4,31 4,62 4,71 -0,31 -0,08 5,46 5,74 5,83 -0,29 -0,09
_NAFTA 3,31 3,24 3,43 0,07 -0,19 4,94 5,10 4,90 -0,16 0,20
Ấn Độ 4,06 4,05 3,88 0,00 0,17 4,82 4,78 4,51 0,04 0,26
_OECD 1,00 1,02 1,01 -0,02 0,00 4,25 3,93 3,84 0,32 0,09
Mexico 3,14 3,09 3,27 0,06 -0,18 4,15 4,39 4,22 -0,24 0,17
Honduras 3,53 3,83 4,02 -0,30 -0,19 3,04 3,11 3,17 -0,07 -0,06
Campuchia 3,64 3,39 3,36 0,25 0,03 2,93 2,66 2,66 0,26 0,00
_EU28 0,40 0,41 0,41 -0,01 -0,01 2,82 2,57 2,59 0,24 -0,02
El Salvador 2,73 2,82 3,06 -0,09 -0,25 2,31 2,34 2,41 -0,04 -0,06
Sri Lanka 1,38 1,65 1,75 -0,28 -0,10 2,10 2,39 2,44 -0,29 -0,05
Nicaragua 2,01 1,99 1,97 0,02 0,01 1,92 1,85 1,82 0,07 0,02
Jordan 0,95 0,88 0,83 0,08 0,05 1,83 1,69 1,56 0,15 0,13
Guatemala 1,41 1,32 1,36 0,09 -0,04 1,77 1,69 1,71 0,08 -0,02
Pakistan 1,99 1,93 1,98 0,06 -0,05 1,62 1,59 1,56 0,03 0,03
Italia 0,18 0,17 0,17 0,01 -0,01 1,58 1,42 1,44 0,16 -0,01
_SUB-SAHARA 1,12 0,96 0,97 0,16 -0,01 1,45 1,26 1,27 0,19 -0,02
_CBI 1,28 1,18 1,25 0,10 -0,07 1,08 1,05 1,06 0,02 0,00
Thailand 1,10 1,00 1,15 0,11 -0,15 1,08 1,03 1,12 0,05 -0,09
Haiti 1,27 1,18 1,24 0,10 -0,07 1,08 1,05 1,05 0,02 0,00
Ai Cập 0,90 0,76 0,72 0,15 0,04 1,01 0,90 0,86 0,11 0,04
 
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Mỹ
 
Một số chủng loại hàng may mặc xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ
Chủng loại Năm 2018 (1000 USD) So với N2017 (%) Cơ cấu 2018 (%) Cơ cấu 2017 (%)
Tổng 13.602.511 11,60 100,00 100,00
áo thun 3.735.248 6,30 27,46 28,83
Quần 2.736.965 13,56 20,12 19,77
áo Jacket 1.768.074 15,30 13,00 12,58
Quần áo trẻ em 1.211.058 13,15 8,90 8,78
Váy 1.018.941 13,21 7,49 7,38
Đồ lót 771.025 9,21 5,67 5,79
áo sơ mi 687.020 11,51 5,05 5,05
Quần Short 569.311 2,12 4,19 4,57
Quần áo BHLD 171.593 44,81 1,26 0,97
Quần áo bơi 171.568 20,20 1,26 1,17
áo 167.095 25,04 1,23 1,10
Quần áo ngủ 160.612 40,15 1,18 0,94
Găng tay 114.313 29,92 0,84 0,72

 
 

- EU: Năm 2018, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU đạt 4,13 tỷ USD, tăng 9,78% so với năm 2017 - tăng khá so với mức 6,5% của năm 2017 so với 2016. Sang năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2018, nhờ nhu cầu nhập khẩu của EU vẫn ở mức cao và EVFTA chính thức có hiệu lực. Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam từ 12% xuống 0%. Giá hàng may mặc của Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn nhiều so với thời điểm hiện nay, thị phần mặt hàng này của Việt Nam tại EU chắc chắn sẽ được mở rộng nhanh hơn.Theo số liệu thống kê của ITC, trong những năm qua, thị phần hàng may mặc của Việt Nam liên tục được mở rộng từ 2,19% trong năm 2015 lên 2,30% vào năm 2016; lên 2,38% trong năm 2017 và tăng lên 2,48% vào năm 2018. Kết quả này cho thấy tốc độ mở rộng thị phần hàng may mặc của Việt Nam trong những năm gần đây cao hơn và sẽ tăng nhanh hơn nữa trong năm 2019 khi thuế nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Việt Nam về 0%.

 
Thị phần hàng may mặc của một số nhà cung cấp tại EU (%)
  TP2018 TP2017 TP2016 TP2015
Thế giới 100,00 100,00 100,00 100,00
Trung Quốc 19,12 20,44 20,77 23,18
Bangladesh 11,73 11,38 11,23 10,49
Đức 9,33 8,85 8,15 7,73
Thổ Nhĩ Kỳ 6,90 6,92 7,17 7,20
Italia 5,44 5,65 5,48 5,46
Ấn Độ 3,80 3,94 4,07 4,13
Pháp 3,67 3,49 3,50 3,53
Tây Ban Nha 3,28 3,35 3,18 3,02
Hà Lan 3,19 2,88 3,05 2,98
Campuchia 2,88 2,77 2,57 2,22
Việt Nam 2,47 2,38 2,30 2,19
Anh 2,07 2,09 2,18 2,14
Morocco 1,98 1,93 1,93 1,84
Pakistan 1,95 1,97 1,82 1,71
Bỉ 1,84 1,89 1,93 1,89
Ba Lan 1,55 1,64 1,78 1,45
 
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới
 
- Nhật Bản: Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 3,81 tỷ USD, tăng 22,59% so với năm 2017. Sang năm 2019, ngoài lợi thế được hưởng thuế suất ưu đãi từ các FTA, xu hướng giảm nhập khẩu từ Trung Quốc cũng là cơ hội giúp dệt may Việt Nam thâm nhập và mở rộng hơn nữa vào thị trường Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản đang có hướng dịch chuyển sản xuất tại Trung Quốc sang các nước châu  Á, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Cơ quan thống kê Nhật Bản, năm 2018, thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục mở rộng thêm 1,03% về lượng và 1,44% về trị giá so với năm 2017, hiện chiếm 10,12% về lượng và 12,58% về trị giá tại thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại tiếp tục thu hẹp 2,43% về lượng và 2,99% về trị giá xuống 53,40% về lượng và 58,29% về trị giá. Hiện, Bangladesh, Campuchia, Indonesia...cũng là những nhà cung cấp có thị phần hàng dệt may được mở rộng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, tốc độ mở rộng thị phần của Việt Nam là lớn nhất.
Sau thời gian dài chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, chi tiêu của người tiêu dùng Nhật Bản giảm trong nhiều năm qua, và thói quen chi tiêu cũng thay đổi. Hàng hiệu, đắt tiền ngày càng được tiêu thụ ít hơn tại Nhật Bản, thay vào đó là những mặt hàng có tính thời trang đa dạng, chất lượng phù hợp, không quá bền chắc. Xu hướng tiêu dùng của giới trẻ Nhật Bản cũng có nhiều điểm khác biệt, thích kết hợp trang phục thông thường hơn là dùng hàng hiệu đắt đỏ. Đây là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm hàng may mặc vừa mang tính phổ thông, hiện đại nhưng dễ chỉnh sửa sẽ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trẻ tuổi Nhật Bản với số lượng hàng xuất khẩu ngày một tăng cao

 
Thị phần hàng may mặc của một số nhà cung cấp chính tại Nhật Bản năm 2018
Nhà cung cấp chính Thị phần theo khối lượng (%) Thị phần theo trị giá (%)
TP2017 TP2018 CL 2018 và 2017 TP2017 TP2018 CL 2018 và 2017
Tổng 100,00 100,00 0,00 100,00 100,00 0,00
Trung Quốc 55,82 53,40 -2,43 61,27 58,29 -2,99
Việt nam 9,10 10,12 1,03 11,14 12,58 1,44
Indonesia 6,85 6,90 0,05 4,19 4,30 0,11
Bangladesh 2,41 2,93 0,52 2,60 3,14 0,53
Campuchia 1,45 1,73 0,28 2,49 2,91 0,42
Italia 0,26 0,24 -0,02 2,66 2,73 0,07
Thái Lan 4,45 4,61 0,16 2,54 2,49 -0,06
Myanmar 1,11 1,35 0,25 2,07 2,45 0,37
Hàn Quốc 4,27 4,42 0,15 1,30 1,30 0,00
Ấn Độ 1,46 1,48 0,02 1,22 1,24 0,02
 

- Hàn Quốc: Hàn Quốc được đánh giá là một trong những thị trường trọng điểm của dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, sự quan tâm về thị trường này không chỉ tới từ phía doanh nghiệp mà còn từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, chắc chắn xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Năm 2018, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,29 tỷ USD, tăng mạnh 24,9% so với năm 2017 (cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 15,80% của năm 2017 so với năm 2016) chủ yếu do nhu cầu mặt hàng này của Hàn Quốc tăng, sản phẩm may mặc của Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng Hàn Quốc cũng như việc tận dụng những ưu đãi thuế từ các FTA thế hệ mới mang lại. Sang năm 2019, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Hàn Quốc tiếp tục thuận lợi nhờ những lợi thế đang có cũng như chính sách doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Dự báo,xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc năm 2019 sẽ tăng 20% so với năm 2018 đạt 3,9 tỷ USD.

2.2. Đề xuất giải pháp
- Cần tiếp tục hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng tỷ lệ nguyên liệu hàng dệt may từ thị trường nội địa, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về quy tắc xuất xứ từ các hiệp định thương mại tự do, từng bước chủ động được nguồn nguyên liệu.
- Đa dạng hóa thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may để tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
- Để ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng và phát triển bền vững các doanh nghiệp trong ngành phải chung tay thực hiện những giải pháp về đầu tư, thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ, giải quyết những khâu yếu, bất cập của ngành.
- Cần phải làm tốt hơn các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động hợp tác quốc tế… Đặc biệt là các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến các thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh ... cần được các cơ quan quản lý nghiên cứu và tháo gỡ. Đồng thời, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp dệt may, hỗ trợ cụ thể đối với các cơ sở đào tạo dệt may như chi phí thuê mặt bằng, xây dựng trường, xưởng thực hành, thiết bị giảng dạy…, hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may.

 
Phòng TT XNK
Tin cũ hơn
  • Báo cáo diễn biến và triển vọng XK hàng hóa sang thị trường Mexico tháng 1/2019
    Kinh tế Mexico tăng trưởng kinh tế của Mexico đã mất đà trong quý IV năm 2018 do sản lượng công nghiệp giảm, mặc dù lợi nhuận trong dịch vụ và sản xuất nông nghiệp tăng. Lạm phát tăng, niềm tin doanh nghiệp giảm. Theo IMF dự báo kinh tế Mexico sẽ tăng trưởng 2,1% năm 2019 và 2,2% trong 2020, giảm đáng kể so với con số ước tính đưa ra trước đó, do đầu tư tư nhân tại quốc gia Trung Mỹ này giảm.
  • Báo cáo đánh giá cán cân thương mại của Việt Nam - Mỹ tháng 1/2019
    I. Tình hình kinh tế Mỹ Kinh tế Mỹ trong quý III năm 2018 đã tăng trưởng thấp hơn so với ước tính trước đó, trong bối cảnh động lực của nền kinh tế cũng có dấu hiệu yếu đi trong quý IV/2018.
  • Báo cáo Diễn biến và triển vọng xuất nhập khẩu mặt hàng Cao su tháng 1/2019
    Về nguồn cung: Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), sản lượng cao su thiên nhiên (NR) trên thế giới có khả năng tăng nhanh hơn ở mức 6,6% lên 14.844 tấn trong năm 2019 so với mức tăng 4,3% ước tính sơ bộ cho năm 2018.
  • Báo cáo định kỳ về lĩnh vực Công nghiệp
    Cung cấp tư vấn thông tin các mặt hàng xuất nhập khẩu có chất lượng, đầy đủ và chính xác, đưa ra được những thông tin tổng hợp tình hình và dự báo kịp thời góp phần vào công tác điều hành quản lý, hoạch định chiến lược sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.094.517