VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

BÁO CÁO: Cung cấp thông tin về tình hình, chính sách, cơ hội hợp tác trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, giao thương, chuyển giao công nghệ từ NHẬT BẢN/SINGAPORE/MALAYSIA/BRUNEI, số tháng 8/2021

15/09/2021 09:39

Chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu kinh tế hàng đầu ở Nhật Bản, thước đo triển vọng nền kinh tế trong vài tháng tới và được tổng hợp bằng cách sử dụng dữ liệu từ các nhiều chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế đã giảm xuống 104,1 trong tháng 7/2021, từ mức 104,6 của tháng liền trước. Sự suy giảm phản ánh nền kinh tế trong nước chậm lại do các ca nhiễm gia tăng vì biến thể Delta buộc chính phủ phải gia hạn và mở rộng tình trạng khẩn cấp.

Các ngành sụt giảm trong tháng 7/2021 so với tháng 6/2021 gồm có: xe có động cơ (giảm 3,1%), máy móc điện và thiết bị điện tử thông tin và truyền thông (giảm 3,4%),  hóa chất vô cơ và hữu cơ (giảm 3,9%).

Còn nếu so với tháng 7/2020 thì sản lượng công nghiệp tăng 11,6%, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng 23,0% trong tháng 6/2021 so tháng 6/2020.

Xuất khẩu từ Nhật Bản trong tháng 7 năm 2021 đã tăng 37% so với tháng 7/2020 lên mức cao nhất trong 4 tháng là 7.356 tỷ Yên, sau khi tăng 48,6% vào tháng 6/2021. Đây là tháng thứ năm liên tiếp xuất khẩu tăng trưởng hai con số, trong bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi và các chiến dịch tiêm chủng diện rộng bắt đầu phát huy tác dụng ở các nền kinh tế tiên tiến.

Mặc dù đà tăng chậm lại nhưng tháng 7/2021 là tháng thứ sáu liên tiếp nước này ghi nhận tăng trưởng về nhập khẩu, nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh. Nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản tăng 79,8%, trong đó xăng dầu tăng mạnh tới 116% và LNG tăng 41,9%. Nhập khẩu máy móc điện tăng 21,5%, dẫn đầu là chất bán dẫn (tăng 38,8%).

Trên cơ sở các chi tiết của Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về Sở hữu trí tuệ được ký kết vào năm 2012, hai bên nhất trí rằng Kế hoạch hành động Nhật Bản – ASEAN về lĩnh vực này sẽ khởi động các nỗ lực hợp tác mới. Các vấn đề được thống cụ thể như sau (xem chi tiết trong Báo cáo).

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã sửa đổi Lộ trình Công nghệ tái chế carbon, tài liệu này nhằm mục đích đẩy nhanh sự đổi mới bằng cách xác định lộ trình phát triển và phổ biến tái chế carbon (các công nghệ theo đó CO2 được sử dụng làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu thô).

Trong năm qua, Nhật Bản đã có những tiến bộ đáng kể trong một loạt các lĩnh vực kể từ khi lộ trình Công nghệ tái chế carbon được thiết lập. Ví dụ tăng tốc R&D và thương mại hóa công nghệ tái chế carbon ở cả Nhật Bản và nước ngoài, hợp tác quốc tế về tiến bộ công nghệ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Ngày 18/8/2021, Nội các Nhật Bản đã ban hành quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có nguồn gốc từ cả Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chi tiết báo cáo xem tại đây;

 

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.119.634