VITIC
Bản tin Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại

BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 3 năm 2021

10/08/2021 21:33

Trong giai đoạn 2017-2020, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng, mức tăng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức cao. Tăng trưởng xuất khẩu đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Xuất siêu giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động rất lớn tới doanh nghiệp và người lao động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là ngành chế tạo xuất khẩu như dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử và chế biến thực phẩm. Đây là những ngành tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, khi nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, sản phẩm đầu ra được xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, sau đại dịch, xuất khẩu của Việt Nam đã từng bước phục hồi nhờ nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn tăng và những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại.

Trong điều kiện khó khăn trong năm 2020, Việt Nam đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình dịch Covid-19 trong nước và thế giới có diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong  khu  công  nghiệp,  khu  chế  xuất,  tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020.

Trong  đó,  7  tháng  đầu  năm  2021,  kim ngạch  xuất  khẩu  hàng  hóa  đạt  186,35 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2020, Trong đó: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 7,33 tỷ USD, tương ứng tăng 57,7%;  máy  vi  tính,  sản  phẩm  điện  tử  và linh kiện tăng 4,06 tỷ USD, tương ứng tăng 17,3%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 3,54 tỷ USD, tương ứng 13,5%...

Một số thông tin đáng chú ý
 
- Chỉ thị về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022
- Bộ Công Thương đề xuất 6 nhóm giải pháp trọng tâm phát triển công nghiệp
- Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch Covid-19
- Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19
- Sản xuất công nghiệp của Đức phục hồi
- Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng 6,2% trong tháng 6/2021
- Xuất khẩu túi xách, vali, ô dù của doanh nghiệp trong nước tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2020
- Nhiều dư địa để hàng gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới
- Tác động của cách mạng công nghệ 4.0 tới ngành nhựa Việt Nam
- Cách mạng công nghệ 4.0 giúp ngành công nghiệp giấy và sản phẩm giấy của Việt Nam nâng cao năng lực

 
Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây
 
 

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
  • Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2030; Tầm nhìn đến năm 2045
    Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế-xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại
    6 tháng đầu năm 2021, hoạt động kinh tế xã hội Việt Nam diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong nước và thế giới, đặc biệt giai đoạn từ cuối tháng 4 đến nay. Tuy nhiên, bằng sự chỉ đạo điều hành linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ cùng sự đồng thuận của nhân dân cả nước, kinh tế xã hội Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao so với thế giới và khu vực.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.119.241