VITIC
Bản tin Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại

BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại " Chuyên ngành Dệt may"

24/08/2022 14:58

Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đã đạt 41,1 tỷ USD trong năm 2021, chiếm 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và trở thành quốc gia xuất khẩu hàng may mặc đứng ở vị trí thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Bangladesh. Bên cạnh đó, ngành dệt may hiện sử dụng khoảng ba triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước. Như vậy, có thể thấy rằng, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
 
Trong Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương được Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2024, ngành dệt may là một trong 6 ngành được ưu tiên, hỗ trợ phát triển.

 
Ảnh minh hoạ

Sau gần 10 năm đi vào thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương, ngành dệt may đã trở thành một trong những ngành công nghiệp đứng đầu cả nước, có đóng góp lớn cả về sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và việc làm, đặc biệt là từ năm 2018 đến nay, nhờ hiệu ứng tích cực từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ:

Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 12 năm 2021
    Nhu cầu hàng may mặc toàn thế giới tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hàng may mặc(HS 61, 62, 63) toàn thế giới tăng trưởng bình quân 3,5%/năm, từ mức 437 tỷ USD năm 2016, lên 500,7 tỷ USD năm 2020.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 11 năm 2021
    Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm từ nhựa của Việt Nam đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp. Tại thị trường nước ngoài
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 10 năm 2021
    Giai đoạn 2017 - 2020, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu. Xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu từ tháng 4 năm 2018 và diễn biến leo thang căng thẳng đã tác động mạnh đến thương mại toàn cầu, trong đó Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao.
  • BẢN TIN: Tái cơ cấu trong Công nghiệp và Thương mại, số 9 năm 2021
    Theo số liệu thống kê từ Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), thế giới xuất khấu sản phẩm từ sắt thép (HS 73) giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 2,4%, từ 260,18 tỷ USD năm 2016 lên 282,58 tỷ USD năm 2020.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.120.223