Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với các doanh nghiệp nước ngoài
Vào ngày 9/5/2024, Sở Công Thương Hải Dương sẽ phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và UBND huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam, các doanh nghiệp thu mua từ nước ngoài với gần 50 điểm cầu trong và ngoài nước.
Đối với điểm cầu từ nước ngoài, dự kiến Hội nghị sẽ có sự tham gia của khoảng 100 đại biểu là đại diện một số Thương vụ Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến, các nhà nhập khẩu, thu mua nông sản tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và một số nước khu vực Trung Đông…
Vải thiều Thanh Hà
Còn tại Hải Dương, dự kiến có khoảng 200 đại biểu tham dự. Trong đó có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương và một số phòng, đơn vị trực thuộc Bộ; ãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, lãnh đạo Sở Công Thương và UBND huyện Thanh Hà cùng các phòng, đơn vị liên quan. Tham dự hội còn có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu trong và ngoài tỉnh, các sàn thương mại điện tử uy tín.
Theo kế hoạch, Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, hộ kinh doanh vải thiều của Thanh Hà nói riêng, của tỉnh Hải Dương nói chung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá chất lượng và thương hiệu, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phát triển thị trường đã có, tìm kiểm, mở rộng thị trường mới, thị trường tiềm năng.
Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ giúp các đơn vị, doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu về thị trường, các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường nước ngoài để chủ động trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh; đồng thời giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh về vải thiều và nông sản của tỉnh Hải Dương, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững.
Tại Hội nghị, Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Thanh Hà và các đơn vị liên quan tổ chức trưng bày, giới thiệu vải thiều và một số nông sản tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Nông sản Hải Dương
Trong các năm qua (từ năm 2021 - 2023), Sở Công Thương đã tích cực tham mưu UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hội nghị kết nối tiêu thụ vải thiều và nông sản tiêu biểu của tỉnh với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài. Qua các sự kiện, Sở Công Thương đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo hiệu ứng lớn cả trong nước và quốc tế; với sự kết nối, tham gia của gần 300 nhà nhập khẩu nước ngoài tại 18 quốc gia và khu vực trên thế giới; qua đó góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu vải thiều Thanh Hà nói riêng, nông sản Hải Dương nói chung trên thị trường trong nước và thế giới; thúc đẩy liên kết, tiêu thụ và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Sở Công Thương Hải Dương cho biết, Tỉnh hiện có 08 nhóm nông sản chủ lực và 351 sản phẩm OCOP chất lượng cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận Vietgap, Globalgap, gắn mã truy xuất nguồn gốc, hình thành mô hình chuỗi liên kết. Một số sản phẩm được xuất khẩu với số lượng lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng sang nhiều nước, nhất là các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… đem lại giá trị kinh tế cao.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn diễn ra ổn định và thông suốt dịp lễ 30/4 - 1/5.
-
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Tây Ban Nha đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu thay đổi đầy phức tạp, việc nắm bắt và thúc đẩy mối quan hệ thương mại với các nước thuộc Liên minh châu Âu nói chung và Tây Ban Nha nói riêng là một những chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu đối với nước ta.
-
Việt Nam và Italia đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, đến tháng 01/2013 hai nước chính thức nâng cấp quan hệ hợp tác lên tầm Đối tác Chiến lược. Trong những năm qua, quan hệ chính trị giữa hai quốc gia ngày càng được củng cố, đồng thời hai bên cũng tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực tiềm năng khác như kinh tế, khoa học, giáo dục, quốc phòng, bảo vệ môi trường
-
Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh/thành phố thông tin về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu Việt Nam.