Xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 9,8 tỷ USD
Trong 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 9,8 tỷ USD.
Trao đổi thông tin giữa Việt Nam - Trung Quốc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Ảnh: VGP/Lê Anh
Thông tin trên được Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết tại “Hội thảo quốc tế trao đổi thông tin các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam-Trung Quốc” diễn ra ngày 27/10 tại TPHCM.
Trong thời gian qua, thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc có bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc chỉ đạt hơn 9,8 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc đều suy giảm, cụ thể như hàng rau quả đạt 1,4 tỷ USD giảm 25,9%.
Ngoài ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc cũng gặp nhiều thách thức như: Tiến trình trao đổi kỹ thuật, đánh giá rủi ro trong công tác mở cửa thị trường các sản phẩm rau quả thường kéo dài, hạn chế phát triển thương mại cho các sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi linh hoạt tùy theo từng thời điểm, định hướng phát triển thương mại chính ngạch.
Theo ông Lý Kiến Lương, Bí thư thứ nhất Lãnh sự thương mại, Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam cho thấy khả năng thích ứng nhanh chóng, mức tăng đều đặn của xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc về cơ bản vẫn được duy trì. Tuy nhiên, phản hồi từ phía Hải quan Trung Quốc cho thấy, vẫn còn những vướng mắc về đăng ký vùng trồng, quản lý cơ sở đóng gói, kiểm tra kiểm soát và truy xuất nguồn gốc trong rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT Việt Nam đã có các buổi làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, trao đổi công hàm làm việc với Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Hải quan Trung Quốc trong công tác thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm phát triển thị trường cho các sản phẩm nông sản chính ngạch.
Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan chức năng 2 nước đã tập trung phổ biến tới các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt các thay đổi chính sách, các quy định mới; biện pháp của Trung Quốc về tăng cường kiểm soát chất lượng, kiểm dịch rau quả nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, sản phẩm hoa quả chế biến sang thị trường Trung Quốc..., qua đó, nâng cao năng lực thực thi và đáp ứng các quy định thị trường của hai bên, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.
Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, đầu tư liên kết trong chuỗi sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng các quy định của thị trường Trung Quốc, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, bền vững vì lợi ích chung của hai bên.
Nguồn: Báo Chính phủ điện tử
Link nguồn
-
Ước tính, tháng 9/2020, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 14 triệu USD, giảm 4,5% so với tháng 8/2020; nhưng tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, dây là tháng thứ tư liên liếp, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 123,20 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Tính đến hết tháng 8/2020, Brazil, Mexico, Peru, Colombia và Chile có số người tử vong vì Covid-19 cao nhất trong khu vực châu Mỹ La tinh. Peru có tỷ lệ người chết trên tổng dân số trong khu vực
-
Tính đến 15/10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 248,79 tỷ USD, giảm 2,7% (tương ứng giảm tới 7,01 tỷ USD), theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
-
Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MITI), sản lượng ngành chế biến chế tạo tiếp tục được cải thiện, tuy vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 nhưng mức giảm thấp hơn.