Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Theo sát diễn biến thị trường
Xuất khẩu bị tác động
Năm 2019, Trung Quốc là thị trường XK cá tra lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt 622,7 triệu USD, tăng 28,8% so với năm trước, chiếm 31% tổng giá trị XK cá tra. Với sự tăng trưởng ổn định, giá tốt, nhiều phân khúc thị trường và hàng hóa NK đa dạng, năm 2020 nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra vẫn coi Trung Quốc là thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, sau khi dịch Covid-19 lây lan, nhiều chuỗi Fast food hay Take Away, nhà hàng ẩm thực đã tạm đóng cửa, chợ biên giới cũng mở chậm, ảnh hưởng tới hoạt động XK thủy sản sang thị trường này.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019
Đối với ngành tôm, năm 2019, Trung Quốc là thị trường tăng trưởng tốt nhất trong top 6 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Tuy nhiên, quý I/2020, XK tôm sang Trung Quốc dự kiến giảm do tác động của dịch Covid-19. Theo phản ánh của đại diện một DN tôm, DN này đã ký đơn hàng XK hơn 600 tấn tôm cho khách hàng Trung Quốc, nhưng mới chỉ giao được một nửa trước Tết. Số còn lại hiện phải lưu kho.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), XK qua các cửa khẩu hiện chiếm 20% tổng kim ngạch XK thủy sản sang thị trường Trung Quốc, vì thế việc đóng cửa các cửa khẩu do dịch Covid-19 có thể làm giảm ít nhất 20% kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm. Không chỉ hoạt động giao thương qua đường tiểu ngạch mà cả đường chính ngạch sang Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn.
Cơ hội mở rộng thị phần
Vasep nhận định, sau đại dịch này, có thể người tiêu dùng Trung Quốc sẽ phải thay đổi nhận thức và thói quen ăn uống, hạn chế ăn thực phẩm tươi sống và chuyển sang tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm tôm chế biến sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đối với ngành cá tra, Vasep cho rằng, tác động từ dịch Covid-19 cũng là cơ hội cho các DN đẩy mạnh phát triển kênh bán hàng, tiêu thụ nội địa. Theo một số DN XK cá tra, sắp tới khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu NK sản phẩm cá tra đông lạnh tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh, do thời gian ngừng giao thương kéo dài và nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này còn rất lớn. Theo đó, DN cần thường xuyên theo dõi cập nhật diễn biến của thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, XK cho phù hợp, đẩy mạnh tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường XK, phát triển kênh tiêu thụ nội địa được các DN trong ngành đẩy mạnh.
-
Theo thông tin từ Sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc, hiện tổng lượng hàng hóa còn đang tồn tại khu vực cửa khẩu biên giới là 695 xe và 11 toa tầu; trong đó, tại Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang và đặc biệt tại Lạng Sơn
-
Trong công tác kiểm soát các sản phẩm, hàng hóa phòng dịch Covid-19, các Sàn thương mại điện tử như: Sendo.vn, Shopee.vn, Lazada.vn, Tiki.vn, chotot.com, vatgia.com, fado.vn, bibomart.com.vn, concung.com
-
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị các Quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất (SOM 1) và các cuộc họp liên quan đã diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 02 năm 2019 tại thành phố Putrajaya, Ma-lai-xi-a dưới sự chủ trì của Chủ tịch SOM APEC 2020, ông Hairil Yahri Yaacob.
-
Triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2020 về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới và theo văn bản số 980/BCT-XNK ngày 15 tháng 02 năm 2019 của Bộ Công Thương