VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Xuất khẩu thủy sản sang khu vực Trung Đông chưa đạt được kết quả tốt

03/03/2020 10:35

MỘT SỐ THÔNG TIN CHÍNH TRONG SỐ NÀY

Tuần từ ngày 11/2 đến 18/2/2020 có 43 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, đây là con số rất nhỏ so với 369 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tới thị trường này năm 2019 và 737 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản tới thị trường này. Trong tuần qua thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu ở cửa khẩu Cát Lái HCM và một số cảng biển. Chưa có lô hàng thủy sản nào được xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền trong tuần qua. Trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tuần qua đạt 4,034 triệu USD, giảm 6,48% so với tuần trước đó.

  • Giá tôm hùm cỡ 3 – 5 con/kg tại Quảng Bình tuần qua giảm 200.000đ/kg so với tuần trước đó đạt 950.000đ/kg đây là mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2020.

  • Tuần từ ngày 11/2/2020 đến 18/2/2020 thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu tới 90 thị trường với sự tham gia của 491 doanh nghiệp với trị giá xuất khẩu đạt 129,8 triệu USD, tăng 9 triệu USD so với tuần trước đó. Trong đó Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Hong Kong và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tuần qua.

  • Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Đông năm 2019 đạt 73,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 205,2 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 21,6% về kim ngạch so với năm 2018.

  • Năm 2019, xuất khẩu nghêu của Việt Nam đạt 37,8 nghìn tấn, kim ngạch đạt 69,9 triệu USD, tăng 12,5% về lượng và tăng 12,4% về kim ngạch so với năm 2018.

GIÁ XUẤT KHẨU MỘT SỐ LÔ HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TUẦN QUA:

  • Giá xuất khẩu cá chim đen đông lạnh 300-500, 10kgs/cartons sang Malaysia đạt 3,8 USD/kg (Cát Lái, CFR) tăng 0,57 USD/kg so với tuần trước.

  • Giá xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh 400/500 sang Trung Quốc đạt 1,53 USD/kg (Cát Lái, CFR) giảm 0,12 USD/kg so với tuần trước.

  • Giá xuất khẩu ngao nâu luộc đông lạnh cỡ 60/80, 1kg/túi hút chân không x6 túi/thùng sang Tây Ban Nha đạt 1,66 USD/kg (Cảng Tân Vũ - Hải Phòng, CFR) giảm 0,03 USD/kg so với tuần trước.

  • Giá xuất khẩu tôm sú HOSO tươi đông lạnh 15, 1.3KG X 6/CTN sang Nhật Bản đạt 19,6 USD/kg (CFR) giảm 0,1 USD/kg so với tuần trước.

THỦY SẢN THẾ GIỚI

  • Theo Hiệp hội cá hồi Chilê, tất cả các lô hàng cá hồi xuất khẩu đến Trung Quốc đã bị tạm ngừng xuất khẩu trong khoảng 2 tuần đầu tháng 2 năm 2020 và cũng chưa xác định được thời gian để xuất khẩu lại. Theo Hiệp hội cá hồi Chilê các sản phẩm cá hồi không liên quan đến hiệu ứng truyền nhiễm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Chính quyền Trung Quốc, người dân đã tránh xa các khu tập trung đông người do đó các nhà hàng cũng ngưng hoạt động, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm. Dịch bệnh  Covid -19 sẽ khiến cho cơ cấu thị trường xuất khẩu cá hồi của Chi lê nói riêng và thế giới nói chung trong thời gian tới thay đổi đáng kể vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cá hồi lớn thứ 5 của Chilê năm 2019 với trị giá đạt 274 triệu USD, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản, Brazil và Nga.

  • Theo số liệu thống kê của NMFS, nhập khẩu thủy sản của Mỹ năm 2019 đạt 2,853 triệu tấn với trị giá đạt 22,41 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng và 2,2% về trị giá so với năm 2018. Lượng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ giảm là do các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ năm 2019 chủ động giảm lượng tồn kho để giảm chi phí lưu kho.

  • Dự báo, nhập khẩu thủy sản của Mỹ năm 2020 sẽ đạt 2,9 triệu tấn với trị giá đạt 23,055 tỷ USD, tăng 1,64% về lượng và 2,89% về trị giá so với năm 2019. Do các nhà nhập khẩu muốn tăng lượng tồn kho để ổn định cho thị trường Mỹ trước những yếu tố khách quan như thời tiết và dịch bệnh. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở Mỹ vẫn tăng thêm do số người nhận thấy thủy sản tốt cho sức khỏe nên tiêu dùng thủy sản tăng.

  • Dịch bệnh Covid – 19 sẽ tác động mạnh tới cơ cấu thị trường cung cấp thủy sản cho Mỹ vì Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất về lượng và thứ 4 về trị giá cho Mỹ. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới Mỹ đặc biệt là mặt hàng cá rô phi của Trung Quốc là mặt hàng lớn nhất cho Mỹ sẽ bị gián đoạn và đình trệ buộc các nhà nhập khẩu Mỹ phải chọn nhà cung cấp thay thế và người tiêu dùng sẽ dần chọn mặt hàng thay thế trong năm 2020. Tuy nhiên tổng lượng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ sẽ không giảm.

  • Theo số liệu thống kê từ ITC, trị giá nhập khẩu tôm của  Hàn Quốc năm 2019 giảm 3,81% so với năm 2018, đạt 625,9 triệu USD. Năm 2019, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc, chiếm 54,8% tổng trị giá nhập khẩu tôm của thị trường này đạt 343,1 triệu USD, giảm 9,25% so với năm 2018. Dự báo, nhập khẩu tôm của Hàn Quốc trong giai đoạn nửa đầu năm 2020 sẽ tăng mạnh đặc biệt là ở nhóm hàng tôm đông lạnh, chế biến tại nhà hơn là những sản phẩm tôm có trị giá cao như tôm sống và tôm hùm... Dư địa cho các nhà cung cấp thay thế tôm Trung Quốc trong ngắn hạn là rất lớn do tác động từ dịch bệnh Covid - 19.

  • Theo số liệu từ Cơ quan thống kê Eurostat, 11 tháng năm 2019 EU nhập khẩu nghêu với lượng đạt 41,5 nghìn tấn, kim ngạch đạt 101,15 triệu EUR (tương đương 93,7 triệu USD), tăng 11,3% về lượng và tăng 16,4% về kim ngạch so với 11 tháng năm 2018. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp lớn nhất trong 11 tháng năm 2019 đạt 28,01 nghìn tấn, kim ngạch đạt 40,4 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 12,1% về kim ngạch so với 11 tháng năm 2018.
     

    Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
    Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
    - Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
    - Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
    Người liên hệ:      
    - Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
    - Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
    - Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

    Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

    Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
  • Tỷ giá VND/USD biến động vì dịch bệnh Covid-19
    Dịch bệnh do Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian qua khiến tỷ giá giữa đồng VND với USD cũng liên tục biến động. Mặc dù mức tăng không đột biến, không có tình trạng đầu cơ, nhưng đồng USD trên thị trường quốc tế tăng đã tác động không nhỏ tới tỷ giá trong nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, diễn biến trên là không đáng lo ngại.
  • Hàng chất giá rẻ đổ về, dân Việt lại chơi ô tô sang vừa túi tiền
    Nhờ những ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu, từ 2020, những ô tô siêu sang có giá trị lớn, đã qua sử dụng từ các nước thành viên Hiệp định CPTTP có cơ hội về Việt Nam phục vụ giới nhà giàu.
  • Việt Nam cần 111,1 tỷ USD cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030
    Ông Nirukt Sapru- Tổng Giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered- cho biết, mặc dù đã đạt được những bước tiến rõ rệt trong quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển Bền vững, Việt Nam vẫn cần những khoản đầu tư lớn, đặc biệt cho Mục tiêu Nước sạch và vệ sinh và Mục tiêu Công nghiệp, Sáng tạo và Hạ tầng.
  • Ngành gỗ vẫn chưa có ảnh hưởng gì từ dịch cúm virus corona
    Dịch bệnh do chủng mới virus corona (nCoV) đang khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn, đặc biệt tới thị trường Trung Quốc
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.108.052