Xuất khẩu sò điệp Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh
- Xem thêm xuất nhập khẩu Thuỷ sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu Rau hoa quả tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu Thịt và sản phẩm tại đây;
- Xem thêm Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 12 và năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;
Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Theo dữ liệu hải quan của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 11/2024, Nhật Bản đã xuất khẩu 3.365 tấn sò điệp, bao gồm cả sò điệp đông lạnh và sò điệp nguyên vỏ, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu cũng tăng vọt 91%, đạt 7,18 tỷ Yên.
Xuất khẩu sò điệp đông lạnh (mã HS 030722100) đạt 1.831 tấn, tăng 26% về khối lượng, trong khi giá trị tăng 79%, đạt 6,57 tỷ Yên. Giá trung bình tăng 42%, đạt 3.586 Yên/kg (22,8 USD/kg), mức cao nhất kể từ tháng 1/2021.
Riêng tại Mỹ, xuất khẩu trong tháng 11 tăng 42%, đạt 786 tấn với giá trị 3,244 tỷ Yên, tăng 116%. Giá trung bình tăng 52%, đạt 4.128 Yên/kg (26,2 USD/kg), hồi phục mạnh mẽ từ mức thấp 2.665 Yên/kg vào tháng 12/2023. Tính từ tháng 1 đến tháng 11, xuất khẩu sang Mỹ tăng 49% về khối lượng, đạt 4.716 tấn, với giá trị tăng 5%, đạt 17,2 tỷ Yên.
Tại Đài Loan, xuất khẩu tháng 11 giảm 18% xuống còn 388 tấn, nhưng giá trị lại tăng 19%, đạt 1,5 tỷ Yên. Tính lũy kế từ đầu năm, xuất khẩu sang Đài Loan tăng 28% về khối lượng, đạt 3.109 tấn, trong khi giá trung bình tăng 5%, đạt 3.266 Yên/kg.
Xuất khẩu sang Thái Lan trong tháng 11 tăng 91%, đạt 82 tấn, trong khi xuất khẩu sang Việt Nam tăng đột biến 3.600%, đạt 148 tấn. 11 tháng của năm 2024, xuất khẩu sang Thái Lan tăng 156%, trong khi Việt Nam và Hàn Quốc lần lượt tăng 939% và 75%, cho thấy sự mở rộng đa dạng hóa thị trường đáng kể.
Xuất khẩu nguyên liệu sò điệp có vỏ (mã HS 030722900) trong tháng 11 tăng 313%, đạt 1.535 tấn, với giá trị tăng 528%, đạt 613 triệu JPY. Giá trung bình tăng 52%, đạt 399 JPY/kg (2,54 USD/kg). Xuất khẩu sang Việt Nam tăng từ chỉ 48 tấn năm ngoái lên 1.113 tấn, trong khi sang Thái Lan tăng từ 137 tấn lên 372 tấn.
Xuất khẩu sò điệp sang Trung Quốc vẫn dừng ở mức 0 kể từ tháng 9/2023 sau khi chính phủ nước này áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với hải sản Nhật Bản vào tháng 8/2023, liên quan đến việc xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Nguồn: Vasep.vn
-
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường hàng hóa nguyên liệu trong tuần vừa qua (6-12/1). Đáng chú ý, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường, trong đó, giá dầu thô bật tăng hơn 3%, khí tự nhiên tăng gần 19%. Bên cạnh đó, lực mua mạnh mẽ cũng diễn ra trên thị trường kim loại, đặc biệt là kim loại quý,
-
Không chỉ 8 tỷ USD, mà các chuyên gia đầu ngành còn dự báo, xuất khẩu rau quả có thể cán mốc 10 tỷ USD vào năm 2030.
-
Năm 2024 đã khép lại với nhiều điểm sáng tích cực trong quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiếp tuc tăng trưởng nhanh, hướng gần đạt mục tiêu kim ngạch song phương 18 tỷ USD vào năm 2028 mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra.
-
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành yếu tố then chốt để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững. Với yêu cầu ngày càng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực ngoại ngữ, nguồn nhân lực không chỉ là lực lượng sản xuất mà còn là "chìa khóa vàng" mở ra cánh cửa hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.