Xuất khẩu quần áo bơi của Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng
MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH DỆT MAY
TRONG NƯỚC
Trong 3 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc ước đạt 714 triệu USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn so với mức tăng trưởng 7,8% của cùng kỳ năm 2019 so với 2018. Trong khi xuất khẩu 3 chủng loại chính là áo jacket, quần, áo thun đều giảm thì xuất khẩu các mặt hàng áo sơ mi, vải, quần short lại tăng khá.
Dự báo, với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ chậm lại trong những tháng tới và sẽ bứt phá mạnh sau khi dịch kết thúc.
Xuất khẩu quần áo bơi của Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng cao trong giai đoạn 2020 – 2026 nhờ nhu cầu thị trường toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6%/năm trong giai đoạn này và khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm Việt Nam. Trong quý I/2020, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 130 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc tăng mạnh.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tuần từ ngày 25/3 đến 01/4/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ước đạt 630 triệu USD, là kim ngạch xuất khẩu tuần thấp nhất từ đầu năm đến nay và thấp hơn nhiều so với mức thực hiện tuần cùng kỳ năm 2019. Đáng chú ý, tiến độ xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường chủ lực có sự biến động mạnh. Tăng xuất khẩu sang thị trường CPTPP (Nhật Bản), Hồng Kông nhưng xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là thị trường EU rất chậm.
Giá xơ nguyên liệu nhập khẩu trung bình về Việt Nam 2 tháng đầu năm 2020 đạt 1.299 USD/tấn, giảm 11,57% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhập khẩu cúc nguyên liệu về Việt Nam quý I/2020 ước đạt 34 triệu USD, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngày 30/3/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
NGOÀI NƯỚC
Thách thức hàng đầu đối với nguồn cung ứng may mặc và thương mại trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã nhanh chóng chuyển từ việc thiếu nguyên liệu dệt sang hủy đơn hàng. Tại các thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn như EU và Mỹ, các cửa hàng quần áo bị đóng cửa, khiến các nhà bán lẻ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoãn hoặc thậm chí hủy đơn hàng tìm nguồn cung ứng.
Các nhà máy của Myanmar ngừng hoạt động khi đơn hàng bị hủy.
Nhiều nhà máy ở Bangladesh vẫn hoạt động dù toàn quốc bị phong tỏa. Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất đồ bảo hộ, khẩu trang và các thiết bị y tế khác.
Các nhà máy ở Trung Mỹ đóng cửa vì Covid-19.
Để có thông tin đầy đủ của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Theo Bộ Công Thương, hiện có nhiều DN đã liên hệ tìm các đối tác để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU và kết nối hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước thành viên EU liên hệ tìm đối tác.
-
Trước ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch lên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, GDP trong quý I/2020 ước tính chỉ tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm trước
-
Trong hai tháng đầu năm 2020, Việt Nam chỉ ghi nhận rất ít ca nhiễm COVID-19 và chính phủ chưa áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội bắt buộc. Dù vậy, tiêu thụ và xuất khẩu thép của Việt Nam đã suy giảm đáng kể.
-
Tháng 2/2020 và 2 tháng năm 2020, nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản giảm mạnh do tác động từ dịch Covid – 19