Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc phục hồi và tăng trưởng trong quý II và III.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc bắt đầu phục hồi và tăng trưởng mạnh trong quý II và III. Đáng chú ý, quý III/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 13 triệu USD, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc đạt 31 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ. Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam. Do dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc bớt căng thẳng, nguồn cung từ các “đối thủ” cạnh tranh của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn về cung cấp hàng, nên thị trường này tăng nhập khẩu từ Việt Nam để bù đắp.
Trong 9 tháng đầu năm, trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Trung Quốc, mực chiếm 91,5%, bạch tuộc chỉ chiếm 8,5%. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên toàn thế giới, nhu cầu tiêu thụ mực, nhất là mực khô, nướng có xu hướng tăng mạnh ở Trung Quốc cũng như ở tất cả các thị trường nhập khẩu.
Nhập khẩu mực chế biến và mực khô, nướng vào Trung Quốc từ Việt Nam tăng lần lượt 121% và 146% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, Trung Quốc cũng tăng 47% trong nhập khẩu bạch tuộc chế biến từ Việt Nam.
Xem bản tin tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) trong một tháng trở lại đây, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có xu hướng tăng từ mức khoảng 470 USD/tấn vào đầu tháng lên khoảng 490 USD/tấn vào cuối tháng.
-
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 10/2020 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu gỗ ước đạt 939 triệu USD, tăng 25,6% so với tháng 10/2019. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 1 tỷ USD/tháng.
-
Thời gian qua Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã có những hoạt động đẩy mạnh hỗ trợ DN XK qua các sàn TMĐT lớn trên thế giới (Amazon, Alibaba, Global source…). Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Số DN vừa và nhỏ của Việt Nam quá lớn, nhưng với những DN đủ năng lực để kết nối với các sàn TMĐT xuyên biên giới phục vụ cho XK trực tuyến thì vẫn còn khá khiêm tốn.
-
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ ở trong nước, có nghĩa là cứ 3 ô tô được mua, tiêu thụ có 1 chiếc phải nhập khẩu. Trong khi đó, chi phí để sản xuất 1 chiếc ô tô trong nước hiện đang cao hơn từ 10 - 20% so với các nước trong khu vực, vì ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành này vẫn còn hạn chế.