Xuất khẩu máy vi tính, linh kiện điện tử tăng gần 30% sau 7 tháng đầu năm
- Xem thêm xuất nhập khẩu Máy vi tính, Thiết bị truyền thông và Linh kiện tại đây;
- Xem thêm Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tại đây;
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 36,32 tỷ USD, tăng 29,11%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt điện thoại và linh kiện trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/7, xuất khẩu máy tính, điện thoại, linh kiện các loại đạt gần 65,9 tỷ USD.
Xuất khẩu máy vi tính, linh kiện tăng gần 30% so với cùng kỳ
Trong đó, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 36,32 tỷ USD; điện thoại và linh kiện là 29,57 tỷ USD… Riêng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm đến 17,52% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đáng chú ý, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch vượt trội so với các nhóm hàng khác. Dễ thấy nhất, nhóm hàng đứng thứ hai là điện thoại và linh kiện, khoảng cách về kim ngạch đã lên đến 6,75 tỷ USD (điện thoại và linh kiện đạt kim ngạch đạt 29,57 tỷ USD, tính từ đầu năm đến 15/7).
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 36,32 tỷ USD, tăng 29,11%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt điện thoại và linh kiện trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Nhập khẩu hơn 54 tỷ USD linh kiện phục vụ sản xuất
Ở chiều ngược lại, nửa đầu tháng 7, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 5 tỷ USD và nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này từ đầu năm đến 15/7 đạt 54,3 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đã tăng 28,4% (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 12 tỷ USD), chiếm gần 28% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Về thị trường, Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của nước ta. Trong đó, nhập từ Trung Quốc dẫn đầu với kim ngạch xấp xỉ 16 tỷ USD, tăng mạnh 60% (tương đương gần 6 tỷ USD) so với cùng kỳ 2023.
Sau nhiều năm dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, điện thoại và linh kiện đã "nhường" vị trí này cho nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Năm 2023, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt dẫn đầu cả nước về kim ngạch với 57,32 tỷ USD, trong khi điện thoại và linh kiện đạt 52,37 tỷ USD.
Báo cáo "Triển vọng đầu tư nửa cuối năm 2024" của Ngân hàng HSBC dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm tiếp tục lộ trình phục hồi thúc đẩy bởi chu kỳ điện tử toàn cầu. Xuất khẩu điện tử của Việt Nam đang rất tốt. Nhờ vậy, hoạt động công nghiệp thể hiện qua chỉ số quản lý mua hàng (PMI) tiếp tục cho thấy hoạt động sản xuất đang mở rộng.
Theo các chuyên gia kinh tế dự báo, tín hiệu phục hồi của sản xuất và xuất khẩu vẫn đang được duy trì tích cực khi nhìn vào mức chi ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị và một số nhóm hàng chủ lực phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, nếu đơn hàng xuất khẩu ngành điện tử duy trì như hiện nay thì nhiều khả năng kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có khả năng cán mốc 100 tỷ USD. Cả hai nhóm hàng đều có thị trường phong phú, đa dạng ở khắp 5 châu. Trong đó, lớn nhất phải kể đến Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU…
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Link nguồn
-
Thống kê từ số liệu Hải quan, xuất khẩu dệt may tiếp tục có những tín hiệu tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 6/2024 tăng 14,38% so với tháng 5/2024 và tăng 3,23% so với tháng 6/2023, đạt gần 3,16 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng 6 tháng đầu năm 2024 lên 16,52 tỷ USD, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm trước.
-
Trong thời gian qua,Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha luôn xác định công tác nghiên cứu thị trường và thông tin cảnh báo thị trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường sở tại Tây Ban Nha.
-
Trong những năm gần đây, xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP đã đạt được những thành tựu đáng kể, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc mở rộng thị trường quốc tế
-
Theo cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Việt Nam lọt top 3 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho thị trường châu Âu. Việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng.