Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Anh giảm mạnh
MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH DỆT MAY
TRONG NƯỚC
Tiến độ xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong tuần từ 15 đến 22/4/2020 vẫn chậm, đạt 470 triệu USD, tương đương với mức thực hiện của 2 tuần trước và giảm hơn 100 triệu USD so với mức thực hiện trung bình trong tuần của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sang EU, Mỹ vẫn ở mức thấp và xuất khẩu sang Hàn Quốc, CPTPP vẫn được duy trì ở mức khá. Nếu tiến độ xuất khẩu trong tháng 5/2020 vẫn chưa cải thiện, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2020 sẽ giảm mạnh và ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2020.
Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm nhẹ 1,98% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 8,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc giảm 1,4% do xuất khẩu sang EU, Mỹ giảm nhẹ, giảm mạnh khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và tăng xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Anh giảm mạnh ở hầu hết các mặt hàng. Riêng xuất khẩu áo sơ mi và đồ lót tăng khá. Hiện thị trường Anh đang có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng khẩu trang và quần áo bảo hộ, các doanh nghiệp có khả năng cung ứng có thể liên hệ với các đầu mối thông tin ở Bộ Công Thương hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại Anh để nắm được thông tin chi tiết.
3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Nga tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2019, nhờ tăng xuất khẩu các mặt hàng quần, quần áo trẻ em, áo thun, quần short, đồ lót…
Giá xơ nguyên liệu nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2020 giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019 đạt bình quân 1.257 USD/tấn. Với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhiều khả năng giá xơ nguyên liệu tiếp tục giảm cho tới hết quý II/2020.
Nhập khẩu chỉ nguyên liệu của Việt Nam giảm nhẹ 5% trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 47,6 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu từ các thị trường Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản… giảm mạnh và tăng nhập khẩu từ Trung Quốc.
NGOÀI NƯỚC
Doanh thu trực tiếp giảm, các nhà kinh doanh và bán lẻ thời trang chuyển sang thúc đẩy thời trang kỹ thuật số và trò chơi để tăng doanh số. Covid-19 làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu, trong đó người tiêu dùng châu Âu là bi quan nhất.
Ngày 20/4/2020 (giờ Washington), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấpđối với sản phẩm đệm mút xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Trong khi nhiều ngành hàng chịu tác động của dịch Covid- 19 thì ngành giấy vẫn tăng trưởng tốt do nhu cầu nhập khẩu giấy của nhiều thị trường trên thế giới tăng.
-
Được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3/2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại chính của Việt Nam
-
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong quý II/2020 khi các hoạt động sản xuất đã dần trở lại khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở thị trường này sẽ tăng mạnh
-
Theo đó, ngày 20/4, Bộ Công Thương nhận được công hàm của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF)