Xuất khẩu gỗ và lâm sản tại nhiều thị trường lớn tăng trưởng trở lại
Theo số liệu từ Cục Lâm nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 7,95 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 52,3% so với kế hoạch. Một số thị trường chính tăng mạnh như: Hoa Kỳ đạt 4,38 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2023; Trung Quốc đạt 1,059 tỷ USD, tăng 46,6%.
Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ ghi nhận sự tăng trưởng ấn trưởng ấn tượng trong các tháng đầu năm, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 6,18 tỷ USD, tăng 24,47% so với cùng kỳ năm 2023.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là do nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tăng trưởng trở lại ở nhiều thị trường quan trọng, điển hình như tại thị trường Hoa Kỳ đang có những động thái về cắt giảm lãi suất, qua đó kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp; khu vực EU cũng đã vượt qua giai đoạn suy thoái, lượng tồn kho sản phẩm gỗ đã cạn nên các thương nhân bắt đầu tăng nhập khẩu trở lại; nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất của nhiều thị trường lớn như Canada cũng đang phục hồi …
Để phục vụ cho xuất khẩu, cả nước khai thác rừng trồng tập trung ước đạt 9,93 triệu m3, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, các địa phương trồng mới rừng tập trung được 125.500ha, đạt 51,2% kế hoạch, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Ước cả năm sẽ trồng mới đạt khoảng 245.000ha, đạt 100% kế hoạch năm.
Nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng, việc quản lý chất lượng giống được nhiều địa phương quan tâm thực hiện. Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống đạt 85%. Các địa phương triển khai trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Đến nay, cả nước có 495.000ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Từ nay đến cuối năm, Cục Lâm nghiệp sẽ triển khai tổng thể các giải pháp, trong đó:
-
Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác, chia sẻ lợi ích trong chuỗi sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp.
-
Tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đẩy mạnh triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon và phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng.
-
Triển khai các hoạt động về bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sử dụng môi trường rừng bền vững.
-
Tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu; phối hợp trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại; bám sát, xây dựng kịch bản điều hành về xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; nhân rộng các mô hình liên kết thành công.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Trong những năm gần đây, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường thành viên Hiệp định CPTPP đã có những bước tiến đáng kể. Nhờ vào ưu đãi thuế quan và việc gỡ bỏ nhiều rào cản thương mại, các sản phẩm rau quả Việt Nam như thanh long, xoài, và chanh leo đã thâm nhập được vào những thị trường khó tính như Nhật Bản, Canada, và Úc.
-
Trong những tháng đầu năm 2024, tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị của các doanh nghiệp tăng tốc trở lại trong bối cảnh kinh tế phục hồi, hoạt động sản xuất tăng trưởng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt 4,33 tỷ USD, tăng 14,01% so với tháng 4/2024 và tăng 20,19% so với tháng 5/2023
-
Trong 5 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước thuộc khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục ghi nhận đà tăng so với cùng kỳ năm 2023, góp phần khẳng định vị thế của ngành giày dép Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP đạt 273,9 triệu USD, tăng 104,6% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang khối thị trường này.