VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam tăng mạnh trở lại

29/03/2022 15:29

Vượt qua sự khó khăn của dịch bệnh Covid-19, ba tháng đầu năm 2022, thị trường xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 432,22 triệu USD, tăng 18,09% so với cùng kỳ năm 2021


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 03/2022, xuất khẩu giấy cả nước đạt kim ngạch 177,52triệu USD, tăng55,95% so với tháng 02/2022 và tăng 10,49% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính tổng 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 432,22 triệu USD, tăng 18,09% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 0,51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong tháng 03/2022 xuất khẩu giấy của các doanh nghiệp FDI đạt 110,13 triệu USD, tăng 70,41% so với tháng liền trước, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 36,34% và chiếm 62,04% tổng kim ngạch xuất khẩu giấy cả nước.

3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này của khối doanh nghiệp FDI đạt 147,56 triệu USD, tăng 32,05% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 57,92 % kim ngạch xuất khẩu giấy tại Việt Nam.

Với sự quay lại sản xuất đồng loạt hậu Covid-19, xuất khẩu giấy tại Việt Nam đã cải thiện và tiếp tục khởi sắc trong tháng 03/2022. Đặc biệt trong thời gian đầu năm nay, các hoạt động giáo dục, in ấn, văn phòng … chính thức được quay trở lại đồng loạt trên rất nhiều quốc gia sau một thời gian dài cách li, chính vì vậy nhu cầu sử dụng giấy và các sản phẩm từ giấy tăng cao trở lại.

Trong tháng 3/2022, thị trường Asean tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu giấy của nước ta đạt 63,50 triệu USD, tăng 67,11% so với tháng 2/2022 và tăng 20,55% so với cùng kỳ năm 2021; Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 21,11 triệu USD, giảm 3,92% so với tháng liền trước và giảm 43,15% so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng ấn tượng nhất chính là Hoa Kỳ đạt 43,94 triệu USD, tăng đến 108,87% so với tháng trước và tăng 45,99% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính tổng cộng 3 tháng đầu năm 2022 kim ngạch các thị trường chính xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy gồm: Asean, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Xuất khẩu sang 5 thị trường đứng đầu đã chiếm trên 81,7% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.


Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Có thể thấy trong biểu đồ, ngoại trừ ASEAN là thị trường xuất khẩu giấy ổn định hàng năm của Việt Nam thì Trung Quốc cùng Hoa Kỳ đang là hai thị trường có sự tăng trưởng lớn về kim ngạch. So với thời điểm 3 tháng đầu trước dịch năm 2018, kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng 36,3%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này này đa phần đến từ sự mở rộng nhu cầu của hai nước trên chứ chưa đến từ nội tại phát triển của Việt Nam, cụ thể kim ngạch nhập khẩu giấy tại Hoa Kỳ đã tăng 24,13% trong hai tháng đầu năm 2022.

Vấn đề chính của Việt Nam hiện nay vẫn là cải thiện công nghệ sản xuất vốn đã lỗi thời, các vấn đề về thiếu năng lượng, nguồn nước, quy trình bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hiện nay quy hoạch ngành giấy của nước ta đã hết hiệu lực, chưa có chiến lược phát triển ngành. Các văn bản liên quan chưa rõ ràng cụ thể, cơ sở cho các nhà đầu tư còn thiếu nên các dự án đầu tư trong ngành giấy Việt Nam còn có sự lệch lạc và mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm và quy mô công suất của toàn ngành. Các chính sách quản lý trong nước đối với ngành công nghiệp giấy hiện còn nhiều điểm chưa khuyến khích phát triển ngành, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa và xuất khẩu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao…

Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy của Việt Nam

Thị trường

Tháng 3/2022
( triệu USD)

So với
T2/2022 (%)

So với
T3/2021 (%)

3T/2022
( triệu USD)

So với
3T/2021 (%)

Tỷ trọng
3T/2022 (%)

TỔNG KIM NGẠCH

177,52

55,95

10,49

432,22

18,09

100,00

Khối FDI

110,13

70,41

36,34

257,61

33,43

59,60

RCEP

102,56

45,04

-1,62

253,39

9,49

58,62

CPTTP

25,13

35,44

-2,47

66,76

5,83

15,45

ASEAN

63,50

67,11

20,55

153,14

28,04

35,43

  Campuchia

19,72

70,37

37,40

48,66

41,39

11,26

  Indonesia

15,13

118,02

52,42

33,20

41,48

7,68

  Thái Lan

11,89

115,85

101,30

23,95

66,49

5,54

  Malaysia

7,43

3,10

-36,66

24,25

-2,64

5,61

  Philippines

4,12

52,55

-28,95

9,56

9,11

2,21

  Singapore

3,82

22,37

10,66

9,92

6,53

2,29

  Lào

1,38

47,17

-7,56

3,60

-17,26

0,83

Hoa Kỳ

43,94

108,87

45,99

96,61

37,30

22,35

Trung Quốc

21,11

-3,92

-43,15

57,80

-22,16

13,37

Đài Loan (Trung Quốc)

9,85

57,35

1,09

28,41

17,41

6,57

Nhật Bản

7,13

41,58

14,56

18,08

6,91

4,18

Australia

6,74

111,74

54,94

14,52

21,39

3,36

Hàn Quốc

4,08

61,80

5,49

9,85

13,29

2,28

Hồng Kông (Trung Quốc)

3,48

28,01

-31,16

9,29

-14,72

2,15

Anh

0,49

42,75

-42,17

1,38

-21,35

0,32

Đức

0,26

369,65

-35,79

0,59

-45,13

0,14

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

0,20

-73,13

56,82

1,27

163,82

0,29

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan
 

Nguồn: Phòng TTCN
Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.772.660