Xu hướng tiêu dùng hiện đại làm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình mới
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu gia tăng, nhiều quốc gia đã áp đặt các rào cản đối với xuất khẩu các sản phẩm y tế và giảm thuế nhập khẩu nông sản để tối đa hóa nguồn cung hàng hóa quan trọng cho thị trường nội địa.
Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển - Unctad, nợ nước ngoài năm 2020 đã tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 31% GDP ở các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm… Những điều này tác động không nhỏ, gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới, làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, cách thức hoạt động kinh tế; thay đổi cả tổ chức đời sống xã hội toàn cầu, thể hiện rõ nét nhất ở xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Xu hướng tiêu dùng hiện đại;
Kịch bản kinh tế vĩ mô suy yếu, việc làm không ổn định và thu nhập hộ gia đình giảm sẽ khiến người tiêu dùng buộc phải đánh giá lại các giá trị và ưu tiên của họ cũng như nắm bắt thói quen tiêu dùng mới. Niềm tin của người tiêu dùng giảm đi cùng với tài chính không đầy đủ, dẫn đến việc phải tiết kiệm để chi tiêu cẩn thận hơn, dành riêng một khoản dự trù phát sinh cho những điều không lường trước được. Có thể thấy, đại dịch đã thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý.
Chi tiết bản tin xem tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Theo Bản cập nhật thương mại toàn cầu của UNCTAD công bố vào ngày 19/5/2021, sự phục hồi của thương mại thế giới sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đạt mức cao kỷ lục trong quý 1/2021, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020 và 4% so với quý trước đó.
-
Tại cuộc họp chính thức của Ủy ban Tiếp cận thị trường vào ngày 29 và 30/4/2021, các thành viên WTO nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy tính minh bạch hơn trong việc truyền thông và thông báo các biện pháp thương mại liên quan đến Covid-19
-
Theo ước tính mới của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới dự kiến sẽ tăng 8,0% vào năm 2021 sau khi giảm 5,3% vào năm 2020, tiếp tục phục hồi sau sự giảm sút do đại dịch gây ra vào quý 2 năm ngoái.
-
Chuyển đổi thương mại, hỗ trợ năng lực sản xuất là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu Tổng thư ký Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)