Xu hướng mới về giao thương và tiêu dùng tác động đến các nỗ lực thuận lợi hóa thương mại trong năm 2020.
Theo Báo cáo Thường niên năm 2020 của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), các biện pháp hải quan, kiểm soát thương mại, chống hàng giả..., được các Chính phủ áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã có những ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu cũng như những nỗ lực thuận lợi hóa thương mại.
Các thói quen và mô hình tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể do dịch bệnh, dẫn đến những cơ hội và thách thức mới trong thương mại toàn cầu, kiểm soát hàng giả, hàng nhái và tạo thuận lợi thương mại cho những người kinh doanh chân chính.
Theo Tổ chức lao động thế giới (ILO), 94% số công nhân trên thế giới sống ở các quốc gia đã/đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, thậm chí là tạm thời đóng nơi làm việc để phòng chống dịch. Các hộ gia đình chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn nên doanh số bán hàng trực tuyến B2C và B2B đều gia tăng.
Một số hàng hóa được mua sắm trực tuyến nhiều gồm có đồ dùng y tế, đồ bảo hộ cá nhân (PPE), đồ gia dụng thiết yếu, văn hóa phẩm và thực phẩm.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) mới đây đã xuất bản một bài báo nêu bật sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, trong đó người tiêu dùng tạm bỏ danh mục hàng hóa không thiết yếu. Thay vì lựa chọn hàng hóa trực tiếp ở cửa hàng, họ mua hàng chủ yếu dựa trên các thông tin và hình ảnh về hàng hóa được cung cấp trên các website thương mại điện tử.
Xem bản tin tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Ngày 24/8/2020, hội nghị tham vấn trực tuyến của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) với sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN và các đại diện của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN
-
Để giúp các doanh nghiệp tiếp tục cải thiện sản xuất-kinh doanh ứng phó với đại dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã chủ động và chủ trì thực hiện nhiều hoạt động tạo thuận lợi thương mại trong tình hình mới như trao đổi trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA
-
Để vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi và thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã chủ động xem xét, ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách
-
Sau khi lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Hiệp hội thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam và một số doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất và đăng website xin ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân,