Xu hướng mới về giao thương và tiêu dùng tác động đến các nỗ lực thuận lợi hóa thương mại trong năm 2020.
Theo Báo cáo Thường niên năm 2020 của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), các biện pháp hải quan, kiểm soát thương mại, chống hàng giả..., được các Chính phủ áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã có những ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu cũng như những nỗ lực thuận lợi hóa thương mại.
Các thói quen và mô hình tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể do dịch bệnh, dẫn đến những cơ hội và thách thức mới trong thương mại toàn cầu, kiểm soát hàng giả, hàng nhái và tạo thuận lợi thương mại cho những người kinh doanh chân chính.
Theo Tổ chức lao động thế giới (ILO), 94% số công nhân trên thế giới sống ở các quốc gia đã/đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, thậm chí là tạm thời đóng nơi làm việc để phòng chống dịch. Các hộ gia đình chuyển sang mua sắm trực tuyến nhiều hơn nên doanh số bán hàng trực tuyến B2C và B2B đều gia tăng.
Một số hàng hóa được mua sắm trực tuyến nhiều gồm có đồ dùng y tế, đồ bảo hộ cá nhân (PPE), đồ gia dụng thiết yếu, văn hóa phẩm và thực phẩm.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) mới đây đã xuất bản một bài báo nêu bật sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, trong đó người tiêu dùng tạm bỏ danh mục hàng hóa không thiết yếu. Thay vì lựa chọn hàng hóa trực tiếp ở cửa hàng, họ mua hàng chủ yếu dựa trên các thông tin và hình ảnh về hàng hóa được cung cấp trên các website thương mại điện tử.
Xem bản tin tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 3 tháng cuối năm nay sẽ đạt khoảng 2,3 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2019.
-
Theo thống kê của Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO), các biện pháp phòng vệ thương mại đang tác động tới khoảng 1.500 tỷ đô la Mỹ kim ngạch thương mại toàn cầu.
-
Báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy trong tháng 9 vừa qua, số lượng xe bán ra toàn thị trường đạt 27.252 chiếc, tăng 32% so với tháng trước.
-
Hơn 33 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển mạnh của Việt Nam, khi Việt Nam chủ động mở cửa, hội nhập vào kinh tế thế giới.