WTO kêu gọi các nền kinh tế G20 tiếp tục nới lỏng các hạn chế thương mại liên quan đến đại dịch
Báo cáo Giám sát thương mại lần thứ sáu của WTO về các biện pháp thương mại G20 thực hiện trong thời gian từ ngày 16/5 đến ngày 15/10/2021 được đưa ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục chiến đấu với đại dịch Covid-19. Mặc dù khoảng thời gian được đề cập trong Báo cáo đã cung cấp một số tin tức đáng khích lệ cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhưng vẫn cho thấy triển vọng của nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa chắc chắn. Những thách thức cơ bản, chẳng hạn như tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19, chẩn đoán và điều trị, vẫn là cốt lõi của những rủi ro
tiêu cực mà thế giới phải đối mặt từ đại dịch Covid-19.
Hệ thống thương mại đa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích việc tạo thuận lợi giảm thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại. Kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục, các nền kinh tế G20 nhìn chung đã thể hiện sự kiềm chế trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại mới liên quan đến đại dịch và đang hỗ trợ sự phục hồi bằng cách tiếp tục dỡ bỏ các hạn chế được thông qua trước cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, dù số lượng các biện pháp hạn chế thương mại liên quan Covid-19 tương đối thấp nhưng phạm vi thương mại ước tính của các biện pháp này gần như gấp đôi (88,4 tỷ USD) so với các biện pháp tạo thuận lợi thương mại (48,2 tỷ USD). Do đó, trước thềm Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO, các nền kinh tế G20 cần thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy hành động, tìm kiếm các giải pháp thiết thực và hướng tới tương lai cho một loạt các vấn đề từ thương mại và y tế, trợ cấp nông nghiệp, thủy sản và giải quyết tranh chấp.
Chi tiết bản tin xem tại đây;
Phòng Truyền thông
-
Từ ngày 27 đến ngày 30/9/2021, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã tổ chức hội thảo trực tuyến về Thương mại điện tử xuyên biên giới, nêu bật những cơ hội và thách thức do khối lượng thương mại điện tử ngày càng phát triển, tầm quan trọng của việc thực hiện hiệu quả và hài hòa Khung tiêu chuẩn WCO về thương mại điện tử xuyên biên giới (E-Commerce FoS)
-
Thế giới đã thích nghi và có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi phải tiếp tục đối mặt với những rủi ro lớn hơn từ các biến thể của virus corona.
-
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM 54), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã tổ chức hội nghị chuyên đề lần thứ 5 về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân cũng như mở rộng các dịch vụ của ASW.
-
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu gia tăng, nhiều quốc gia đã áp đặt các rào cản đối với xuất khẩu các sản phẩm y tế và giảm thuế nhập khẩu nông sản để tối đa hóa nguồn cung hàng hóa quan trọng cho thị trường nội địa.