VITIC
Thị trường thế giới

Vương quốc Anh dự kiến thiết lập MRL đối với fludioxonil, isotianil, flonicamid trên một số sản phẩm thực phẩm

29/10/2024 08:37

Vương quốc Anh là một trong những thị trường xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm lớn của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang Anh tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, cà phê là mặt hàng có xuất khẩu lớn nhất, đạt 22,8 nghìn tấn trong 9 tháng đầu năm 2024 với kim ngạch 100,9 triệu USD, giảm 24,2% về lượng nhưng tăng 29,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu hạt điều đạt 15,4 nghìn tấn, trị giá 78,6 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 10,8% về trị giá; xuất khẩu hàng rau quả đạt 27,4 triệu USD, tăng 49,2% và hạt tiêu đạt 4,4 nghìn tấn, trị giá 22,2 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 34,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Chủng loại hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Anh trong 9 tháng đầu năm 2024

Mặt hàng

9 tháng đầu năm 2024

So với cùng kỳ năm 2023 (%)

Lượng (tấn)

Giá trung bình (USD/tấn)

Kim ngạch (Nghìn USD)

Lượng

Giá trung bình

Kim ngạch

Cà phê

22.816

4.422,7

100.907

-24,2

70,4

29,1

Hạt điều

15.416

5.099,0

78.606

11,7

-0,8

10,8

Hàng rau quả

 

 

27.456

 

 

49,2

Hạt tiêu

4.450

4.995,0

22.228

15,7

16,3

34,6

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang Anh tăng trưởng khả quan, bất chấp không ít thách thức như: xung đột Biển Đỏ gây trở ngại lớn đối với xuất khẩu hàng hóa sang Anh bằng đường biển khi hành trình tàu kéo dài thêm từ 10 -15 ngày và cước tàu tăng. Thêm vào đó, nhu cầu thị trường Anh giảm do kinh tế suy thoái, lạm phát cao và người dân thắt chặt chi tiêu khi chi phí sinh hoạt tăng và lo ngại tình hình kinh tế bấp bênh.

Trong bối cảnh thị trường Anh vẫn đối mặt với không ít khó khăn, tỷ trọng nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Anh vẫn tăng cho thấy nhóm hàng này của nước ta đã chiếm vị thế khá tốt tại thị trường này. Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhập khẩu của Anh như: hạt điều, cà phê, hạt tiêu, nhóm quả mã HS 08119085…

- Chi tiết xem tại đây;


 

Người thực hiện: Trần Thị Huyền (VITIC)

Tin cũ hơn
  • Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khu vực Trung Đông, châu Phi
    Sáng ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập. Buổi B2B Matching do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam - Ả Rập tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.
  • Thúc đẩy tiêu thụ hàng thực phẩm Việt Nam tại Pháp và châu Âu
    Từ ngày 19 - 23/10/2024, tại Thủ đô Paris, Pháp đã diễn ra Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Sial Paris 2024 (Sial Paris 2024). Nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Châu Âu, đồng thời thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ hàng thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương chỉ trì, giao Cục Xúc tiến thương mại tổ chức đoàn 32 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ.
  • Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hàng Việt tại Hà Lan
    Năm 2023, Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chặng đường vun đắp và phát triển mối quan hệ song phương, hai bên đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới tiềm năng, không chỉ về kinh tế, thương mại, đầu tư mà còn tập trung vào ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế bền vững, hiệu quả. Năm 2019, lãnh đạo hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác toàn diện, mở ra chương mới cho sự hợp tác và phát triển của hai nước trong tương lai.
  • Khai thác tiềm năng từ thị trường Senegal cho mặt hàng nông sản thực phẩm
    Senegal là thành viên của Liên minh kinh tế - tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối ở mức 0%. Đây là quốc gia Tây Phi có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực, nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar và hệ thống đường sắt, là nơi trung chuyển hàng hóa trong tiểu vùng.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.022.641