Vĩnh Phúc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”
14/10/2021 14:25
Qua nghiên cứu nội dung Dự thảo nghị quyết hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đang được Chính phủ lấy ý kiến góp ý từ các địa phương để hoàn thiện và sớm ban hành, có thể thấy đây là chủ trương rất đúng, trúng và sát thực tế, làm nền tảng và hành lang pháp lý thuận lợi cho các địa phương thực hiện. Đặc biệt đáng mừng là nhiều ngày nay, Vĩnh Phúc đã sớm chủ động triển khai các giải pháp linh hoạt đúng như tinh thần chủ trương nêu ra.
Điều này khẳng định tỉnh luôn bám rất sát các chủ trương, đường lối chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời cũng rất linh hoạt trong điều chỉnh, thay đổi các biện pháp chống dịch phù hợp với thực tế và phù hợp với từng diễn biến dù là nhỏ nhất của tình hình dịch bệnh trong cả nước cũng như trên địa bàn.
Ví như chỉ ít ngày sau khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, tỉnh nhanh chóng chuyển từ khoanh vùng, giãn cách trên diện rộng sang diện hẹp; đánh chặn, đón lõng các tình huống có thể phát sinh và ngăn chặn mọi nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào cộng đồng.
Cũng thời điểm đó, tỉnh đã sớm nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng sống còn của việc đảm bảo an toàn để phát triển kinh tế nên chủ trương dù tốn kém đến mấy cũng chấp nhận để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong các khu, cụm công nghiệp, bảo đảm an toàn cho người lao động để giữ chân nguồn lao động hiện hữu và duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp đó, tỉnh dần nới lỏng các quy định phòng chống dịch để bệnh sẵn sàng cho giai đoạn sống chung với dịch bệnh. Kèm với đó là hàng loạt các quy định mang tinh thần “Muốn nới lỏng phải thắt chặt”, hoặc “Thắt chặt để nới lỏng”...
Qua đó giúp người dân và các thành phần kinh tế từng bước chủ động về cả tâm thế và tư thế thích ứng với mọi diễn biến có thể phát sinh trong trạng thái bình thường mới. Mục tiêu là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn...
Theo nhận định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, tình hình diễn biến dịch vừa qua cho thấy xu thế bắt đầu giảm ở các tỉnh phía Nam, việc mở cửa cho công dân trở về các địa phương với nhiều chính sách nới lỏng tạo điều kiện cho công dân di chuyển và các thành phần kinh tế triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh là phù hợp với thực tế nhưng cũng tiềm ẩn xuất hiện nhiều nguy cơ.
Tại Vĩnh Phúc, sau nhiều ngày linh hoạt triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chúng ta đã kiểm soát rất tốt dịch, đón chu đáo bà con về quê và tổ chức kiểm soát, cách ly an toàn.
Chính sách xây dựng vùng xanh của tỉnh bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng ổn định sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, thu hút đầu tư tăng tới 218% so với cùng kỳ.
Tính từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay (từ 30/4), tỉnh đã đón gần 20 ngàn công dân từ các vùng dịch trên cả nước về quê. Đặc biệt trong đó có trên 1.200 người già, trẻ em, người tàn tật đau yếu, phụ nữ, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ… bằng máy bay với sự vào cuộc của cả xã hội là một sự cố gắng, quyết tâm rất lớn của tỉnh.
Bên cạnh đó, dù nguồn vắc xin còn hạn hẹp nhưng tỉnh đã nỗ lực bằng mọi cách gia tăng số lượng vắc xin ở mức cao nhất có thể, đẩy nhanh tỷ lệ và mở rộng diện tiêm chủng đến mọi thành phần nhân dân.
Tuy nhiên, khách quan cho thấy, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, dù đã triển khai nghiêm ngặt nhiều biện pháp phòng chống nhưng Vĩnh Phúc vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ dịch bệnh có thể phát sinh trên địa bàn.
Cụ thể, số ca bệnh trong số công dân Vĩnh Phúc trở về từ nước ngoài và các vùng dịch trong nước liên tục gia tăng. Những đối thượng này dù được các cơ quan chức năng của tỉnh theo dõi, giám sát và quản lý rất chặt nhưng vẫn là mối nguy cơ rất cao.
Các trường hợp đi chuyển tự do đang có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát cũng là một mối lo ngại đáng kể. Ngoài ra, việc mở cửa của các địa phương gây áp lực rất lớn lên các chốt kiểm soát trọng yếu trên địa bàn.
Đặc biệt, sau một thời gian thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, khi được nới lỏng, hầu hết các doanh nghiệp đều có xu thế mở cửa một cách thiếu kiểm soát, dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.
Trước tình hình này, tỉnh chủ trương rà soát kỹ, nắm bắt kịp thời thực trạng phòng chống dịch bệnh trên toàn địa bàn để triển khai phương án tăng cường các biện pháp quản lý “ mềm” ngay từ cơ sở, tại mỗi cơ quan, địa phương.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương và mỗi người dân cần chủ động tìm mua, trang bị bộ Kit thử nhanh để chủ động tự test cho mình và các trường hợp nghi ngờ.
Các địa phương và lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm soát chặt người ra, vào địa bàn trong mọi thời điểm. Tăng cường kiểm soát các yếu tố dịch tễ để hạn chế thấp nhất khả năng nguồn lây xâm nhập vào địa bàn
Các ngành chức năng đề xuất ngay các biện pháp thích ứng an toàn theo nghị quyết của Chính phủ; có giải pháp xử lý và chấn chỉnh kịp thời các vi phạm về thực hiện giãn cách trong các khu cách ly để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo; đề xuất văn bản hướng dẫn các cơ quan đơn vị tự sử dụng các bộ Kit thử nhanh để tự bảo vệ mình.
Công an tỉnh nghiên cứu đề xuất nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các chốt kiểm soát trọng yếu trên địa bàn, có phương án quản lý chặt chẽ hộ khẩu và kiểm soát người ra vào các cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
Các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người lao động và duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục nêu cao tinh thần “mỗi xóm làng là 1 pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ”, hơn lúc nào hết, mọi người dân phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong mọi thời điểm, tình huống.
Điều này khẳng định tỉnh luôn bám rất sát các chủ trương, đường lối chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời cũng rất linh hoạt trong điều chỉnh, thay đổi các biện pháp chống dịch phù hợp với thực tế và phù hợp với từng diễn biến dù là nhỏ nhất của tình hình dịch bệnh trong cả nước cũng như trên địa bàn.
Ví như chỉ ít ngày sau khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, tỉnh nhanh chóng chuyển từ khoanh vùng, giãn cách trên diện rộng sang diện hẹp; đánh chặn, đón lõng các tình huống có thể phát sinh và ngăn chặn mọi nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào cộng đồng.
Cũng thời điểm đó, tỉnh đã sớm nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng sống còn của việc đảm bảo an toàn để phát triển kinh tế nên chủ trương dù tốn kém đến mấy cũng chấp nhận để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong các khu, cụm công nghiệp, bảo đảm an toàn cho người lao động để giữ chân nguồn lao động hiện hữu và duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp đó, tỉnh dần nới lỏng các quy định phòng chống dịch để bệnh sẵn sàng cho giai đoạn sống chung với dịch bệnh. Kèm với đó là hàng loạt các quy định mang tinh thần “Muốn nới lỏng phải thắt chặt”, hoặc “Thắt chặt để nới lỏng”...
Qua đó giúp người dân và các thành phần kinh tế từng bước chủ động về cả tâm thế và tư thế thích ứng với mọi diễn biến có thể phát sinh trong trạng thái bình thường mới. Mục tiêu là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn...
Theo nhận định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, tình hình diễn biến dịch vừa qua cho thấy xu thế bắt đầu giảm ở các tỉnh phía Nam, việc mở cửa cho công dân trở về các địa phương với nhiều chính sách nới lỏng tạo điều kiện cho công dân di chuyển và các thành phần kinh tế triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh là phù hợp với thực tế nhưng cũng tiềm ẩn xuất hiện nhiều nguy cơ.
Tại Vĩnh Phúc, sau nhiều ngày linh hoạt triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chúng ta đã kiểm soát rất tốt dịch, đón chu đáo bà con về quê và tổ chức kiểm soát, cách ly an toàn.
Chính sách xây dựng vùng xanh của tỉnh bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng ổn định sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, thu hút đầu tư tăng tới 218% so với cùng kỳ.
Tính từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay (từ 30/4), tỉnh đã đón gần 20 ngàn công dân từ các vùng dịch trên cả nước về quê. Đặc biệt trong đó có trên 1.200 người già, trẻ em, người tàn tật đau yếu, phụ nữ, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ… bằng máy bay với sự vào cuộc của cả xã hội là một sự cố gắng, quyết tâm rất lớn của tỉnh.
Bên cạnh đó, dù nguồn vắc xin còn hạn hẹp nhưng tỉnh đã nỗ lực bằng mọi cách gia tăng số lượng vắc xin ở mức cao nhất có thể, đẩy nhanh tỷ lệ và mở rộng diện tiêm chủng đến mọi thành phần nhân dân.
Tuy nhiên, khách quan cho thấy, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, dù đã triển khai nghiêm ngặt nhiều biện pháp phòng chống nhưng Vĩnh Phúc vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ dịch bệnh có thể phát sinh trên địa bàn.
Cụ thể, số ca bệnh trong số công dân Vĩnh Phúc trở về từ nước ngoài và các vùng dịch trong nước liên tục gia tăng. Những đối thượng này dù được các cơ quan chức năng của tỉnh theo dõi, giám sát và quản lý rất chặt nhưng vẫn là mối nguy cơ rất cao.
Các trường hợp đi chuyển tự do đang có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát cũng là một mối lo ngại đáng kể. Ngoài ra, việc mở cửa của các địa phương gây áp lực rất lớn lên các chốt kiểm soát trọng yếu trên địa bàn.
Đặc biệt, sau một thời gian thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, khi được nới lỏng, hầu hết các doanh nghiệp đều có xu thế mở cửa một cách thiếu kiểm soát, dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh trên diện rộng.
Trước tình hình này, tỉnh chủ trương rà soát kỹ, nắm bắt kịp thời thực trạng phòng chống dịch bệnh trên toàn địa bàn để triển khai phương án tăng cường các biện pháp quản lý “ mềm” ngay từ cơ sở, tại mỗi cơ quan, địa phương.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương và mỗi người dân cần chủ động tìm mua, trang bị bộ Kit thử nhanh để chủ động tự test cho mình và các trường hợp nghi ngờ.
Các địa phương và lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm soát chặt người ra, vào địa bàn trong mọi thời điểm. Tăng cường kiểm soát các yếu tố dịch tễ để hạn chế thấp nhất khả năng nguồn lây xâm nhập vào địa bàn
Các ngành chức năng đề xuất ngay các biện pháp thích ứng an toàn theo nghị quyết của Chính phủ; có giải pháp xử lý và chấn chỉnh kịp thời các vi phạm về thực hiện giãn cách trong các khu cách ly để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo; đề xuất văn bản hướng dẫn các cơ quan đơn vị tự sử dụng các bộ Kit thử nhanh để tự bảo vệ mình.
Công an tỉnh nghiên cứu đề xuất nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các chốt kiểm soát trọng yếu trên địa bàn, có phương án quản lý chặt chẽ hộ khẩu và kiểm soát người ra vào các cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
Các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người lao động và duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục nêu cao tinh thần “mỗi xóm làng là 1 pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ”, hơn lúc nào hết, mọi người dân phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong mọi thời điểm, tình huống.
Nguồn: Sở Công Thương Vĩnh Phúc
http://soct.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinKinhTe/View_Detail.aspx?ItemID=267
http://soct.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinKinhTe/View_Detail.aspx?ItemID=267
Tin cũ hơn
-
Hoạt động công thương trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2021 ổn định, hàng hóa phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng với giá cả hợp lý và được phân phối đến các thôn, bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, nhất là trong dịp lễ, tết và các đợt dịch Covid-19
-
Ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã đến thăm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và chúc mừng nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
-
Ngày 08 tháng 6 năm 2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVIPA)
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.