VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu nhựa chủ yếu sang thị trường ASEAN

13/12/2022 11:17

Ngành công nghiệp nhựa ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Hiện nay, ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động, chủ chốt trong nền kinh tế, sự tăng trưởng mạnh mẽ đó xuất phát từ thị trường tiêu thụ rộng lớn từ trong nước lẫn ngoài nước.

Ngành nhựa Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Sản phẩm nhựa của Việt Nam không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu và từng bước chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước.

Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp.

Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm nhựa của Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do công nghệ sản xuất đã tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận. Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như Nhật Bản, Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ ... Trong số các thị trường xuất khẩu, có thị trường sản phẩm nhựa của Việt Nam đã có được vị trí khá chắc chắn như Nhật Bản; có những thị trường mới nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, châu Phi với nhu cầu cao đối với sản phẩm nhựa bao bì, sản phẩm nhựa tiêu dùng và phục vụ xây dựng.

Theo đó, từ một nước nhập khẩu nguyên liệu nhựa thì những năm gần đây, Việt Nam cũng bắt đầu xuất khẩu nguyên liệu nhựa, tuy nhiên con số xuất khẩu còn thấp hơn rất nhiều so với nhập khẩu. Cụ thể, số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11/2022, xuất khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước đạt 194,22 triệu USD, tăng 46,75% so với tháng 10/2022 nhưng lại giảm 4,76% so với tháng 11/2021. Lũy kế 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước đạt 2,11 tỷ USD, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 11/2022, Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu nguyên liệu nhựa củaViệt Nam, đạt 52,85 triệu USD, tăng mạnh (163,68%) so với tháng 10/2022 và tăng 52,22% so với tháng 11/2021; xuất khẩu sang thị trường ASEAN đứng thứ hai về kim ngạch đạt 51,79 triệu USD, tăng 29,27% so với tháng 10/2022 và 30,72% so với tháng 11/2021; Tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, Ấn Độ và Bangladesh…

Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam chủ yếu là tới các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản… Nhóm thị trường này chiếm đến 60,91% tổng kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của cả nước. Đáng chú ý, xuất khẩu nguyên liệu nhựa sang nhóm thị trường dẫn đầu này phần lớn là tăng so với cùng kỳ năm 2021, chỉ có xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ là đạt 202,08 triệu USD, giảm 18,59% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam

Thị trường

Tháng 11/2022
(Triệu USD)

So với
T10/2022 (%)

So với
T11/2021 (%)

11T/2022
(Triệu USD)

So với
11T/2021 (%)

Tỷ trọng
11T/2022 (%)

Trung Quốc

52,85

163,68

52,22

342,53

16,00

16,23

ASEAN

51,79

29,97

30,72

601,26

29,59

28,49

Indonesia

29,91

23,84

20,64

373,26

34,88

17,68

Thái Lan

12,25

101,39

200,75

91,71

41,91

4,35

Malaysia

3,30

-14,28

-25,49

43,72

8,69

2,07

Philippines

2,91

36,84

78,59

36,13

-10,74

1,71

Campuchia

2,73

7,21

0,61

39,90

53,07

1,89

Singapore

0,45

34,64

23,04

4,92

47,45

0,23

Myanmar

0,23

-68,88

-85,46

11,62

-6,98

0,55

Nhật Bản

12,38

41,67

63,30

139,65

44,13

6,62

Ấn Độ

9,83

-7,78

-50,52

202,08

-18,59

9,57

Bangladesh

6,66

148,55

-4,87

42,49

-30,75

2,01

EU

4,31

3,43

-46,53

76,53

13,26

3,63

Italy

3,01

-26,73

-47,58

71,31

15,03

3,38

Bồ Đào Nha

1,30

2.163,49

-43,93

5,22

-6,38

0,25

Đài Loan (Trung Quốc)

2,26

-11,24

-57,44

43,63

5,93

2,07

Hàn Quốc

1,89

4,79

3,58

29,08

13,66

1,38

Nam Phi

1,30

20,45

49,48

11,59

14,35

0,55

Pê Ru

1,25

220,66

109,35

6,58

-71,77

0,31

Nigeria

1,08

198,12

-29,92

6,14

-45,21

0,29

Bờ Biển Ngà

0,67

194,84

-42,83

3,97

-18,29

0,19

Canada

0,65

-1,09

12,68

15,67

221,70

0,74

Sri Lanka

0,62

259,22

-37,24

6,97

-44,56

0,33

Hồng Kông (Trung Quốc)

0,45

54,90

-61,61

10,32

0,07

0,49

Australia

0,32

-47,16

-23,98

8,15

-5,07

0,39

Thổ Nhĩ Kỳ

0,21

103,14

-98,45

19,77

-74,93

0,94

Tổng kim ngạch

194,22

46,75

-4,76

2.110,60

1,82

100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam sang các thị trường trng 11 tháng năm 2022 (% tính theo kim ngạch, đvt: USD)


Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Với sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và FDI, dự báo xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam sẽ sớm cán mốc 2,5 tỷ USD trong năm 2023.

Hiên nay, ngành nhựa Việt Nam đang được hưởng lợi từ nhu cầu chuyển hướng đầu tư, kinh doanh từ các tập đoàn đa quốc gia. Việc đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất từ ​​các doanh nghiệp FDI và trong nước thời gian qua đã thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhựa và nguyên liệu nhựa của Việt Nam. Với mức tăng trưởng doanh thu chung từ 16-18% từ năm 2016 đến năm 2022, ngành nhựa được dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số trong năm 2023.

Năm 2023, triển vọng ngành nhựa Việt Nam rất thuận lợi, nhờ 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được thực thi như CPTPP, EVFTA, RCEP… mở ra cơ hội thu hút đầu tư không chỉ từ các đối tác FTA mà còn từ các quốc gia khác.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
  • Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ Trung Quốc chiếm trên 50%
    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu (NPL) dệt may, da giày của Việt Nam đạt 498,22 triệu USD, tăng 1,96% so với tháng 10/2022 nhưng giảm 9,62% so với tháng 11/2021
  • Sản xuất ngành dệt may tăng nhẹ
    Trong tháng 11/2022, sản xuất của ngành dệt may Việt Nam diễn biến trái chiều. Sản xuất của lĩnh vực dệt tiếp tục chậm lại, trong khi sản xuất trang phục đã cải thiện so với tháng 10/2022. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2021, sản xuất của ngành dệt may vẫn tăng nhẹ.
  • Tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh mới
    Doanh nghiệp nắm bắt thông tin dự báo, nhận diện khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội để xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ổn định và bền vững trong bối cảnh mới.
  • Để doanh nghiệp tận dụng các FTA thuận lợi hơn
    Ngay sau khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được ký kết và có hiệu lực, thành phố Hà Nội đã xây dựng, triển khai thực thi các FTA. Tuy nhiên, dư địa để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA, đặc biệt các FTA thế hệ mới vẫn còn rất lớn, đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa…
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.563.672