Việt Nam xuất khẩu giấy sang khu vực ASEAN chiếm 31,88%
Mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và những biến động về địa chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột Nga- Ukraine và đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến lạm phát tăng cao, nền kinh tế thế giới sẽ đi vào giai đoạn suy thoái nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có xu hướng phát triển tốt trong đó có ngành giấy.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2022, xuất khẩu giấy của cả nước đạt 140,53triệu USD, giảm19,4% so với tháng 8/2022 và giảm 1,82 % so với tháng 9/2021. Tính tổng 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 1.437,49 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 0,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Trong tháng 9/2022, khối Asean ở vị trí dẫn đầu về xuất khẩu giấy của nước ta đạt 45,12triệu USD, giảm 14,65% so với tháng 8/2022 nhưng tăng24,86% so với tháng 9/2021; Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳđạt 26,73 triệu USD, giảm 42,63% so với tháng 8/2022 và giảm 31,8% so với tháng 9/2021. Xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy từ Việt Nam sangTrung Quốc đạt 28,6 triệu USD, tăng4,07% so với tháng 8/2022, nhưng giảm 8,57% so với tháng 9/2021.
Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch các thị trường chính xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy gồm: Asean, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan. Xuất khẩu sang 4 thị trường đứng đầu đã chiếm trên 77,99% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm giấy trong 9 tháng năm 2022 (% tính theo kim ngạch, đvt: USD)
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan
Đáng chú ý, Việt Nam từ nước nhập khẩu giấy để tiêu dùng đã chuyển sang nước xuất khẩu được các loại giấy, đặc biệt là bao bì. Giai đoạn 5 năm từ 2015- 2020, xuất khẩu của ngành giấy tăng trung bình trên 65%/ năm.
Riêng năm 2021, sản lượng trung bình của ngành giấy đạt trên 25%/năm, nhu cầu giấy tiêu dùng tăng trên 12%/năm và nhập khẩu cũng tăng trung bình từ 3%/ năm.
Theo dự báo, giai đoạn 2021-2025, ngành giấy Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và bứt phá vượt bậc với các sản phẩm chính là giấy bao bì và giấy tiêu dùng (tissue).
Cụ thể, giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của ngành là vào năm 2020, sang năm 2021 có nhiều nhà máy giấy sản xuất công suất lớn từ 100.000 tấn đến 150.000 tấn/năm, đã triển khai lắp đặt và nâng tổng số công suất mới lên tới 2 triệu tấn/năm.
Theo dự kiến, đến cuối năm 2023, sẽ có thêm nhà máy sản xuất giấy với hơn 1 triệu tấn công suất mới đi vào vận hành, với các máy Cell có công suất lên tới 300.000 tấn đến 450.000 tấn/năm/một dây chuyền. Qua đó cho thấy ngành giấy Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn phát triển rất lớn về quy mô.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà ngành giấy đang đối mặt là quan niệm giấy là ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường lớn. Tuy nhiên, giấy là một ngành phù hợp rất tự nhiên với nền kinh tế tuần hoàn, bởi vì nguyên liệu chính của ngành là nguồn nguyên liệu tái tạo từ các rừng trồng.
Bên cạnh đó, các phẩm từ giấy được thu gom và tái tạo lại rất nhiều, đối với các nước phát triển tỷ lệ thu gom thông thường đạt trên 70%, và một số ít nước như Nhật Bản tỷ lệ tái chế lên đến 82% - 83%.
Theo đó, cần Nhà nước cần định hướng đầu tư phát triển bền vững ngành công nghiệp giấy Việt Nam theo hướng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước cả về số lượng và chủng loại và xuất khẩu; ưu tiên đầu tư các dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, bảo vệ môi trường; đưa ngành công nghiệp giấy Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các loại giấy thông thường, xuất khẩu bột giấy, giấy bao bì và giấy tissue; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và bảo đảm các yêu cầu về an ninh, quốc phòng; ưu tiên phát triển các dự án đầu tư mở rộng nâng công suất và các dự án mới có quy mô lớn, bảo vệ tốt môi trường.
Nguồn: Phòng TTCN
-
Tỷ trọng của thị trường ASEAN đã gần tương đương với EU trong tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam và dự báo có thể vượt qua EU trong thời gian tới.
-
Ngành da giày Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại, nhưng việc có thể tận dụng được hay không thì cần phải phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nguyên phụ liệu trong nước
-
Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước hồi phục sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Hiện đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19
-
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu da - giày trong năm 2021 vẫnđạt 17,75 tỷ USD, tăng 5,70% so với năm 2020. Bước sang năm 2022, tình hình sản xuất da – giày ổn định hơn