Việt Nam xem xét áp thuế nhập khẩu để bảo vệ các nhà sản xuất HRC trong nước
Việt Nam xem xét áp thuế đối với các sản phẩm thép nhập khẩu để bảo vệ các nhà sản xuất thép trong nước. Thứ nhất, thép ở nước ngoài tương đối rẻ. Thứ hai, công suất bổ sung vào năm 2020 có thể khiến tình trạng dư cung trở nên tồi tệ hơn.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia Châu Á chưa thiết lập các rào cản thương mại đối với cuộn cán nóng nhập khẩu (HRC). Những người tham gia thị trường cho biết, Tập đoàn thép Formosa Hà Tĩnh và Thép Hòa Phát, hai trong số các nhà sản xuất cuộn cán nóng lớn nhất của Việt Nam, đã vận động chính phủ Việt Nam áp dụng thuế quan bảo hộ đối với HRC.
Mặt khác, người tiêu dùng thép phản đối đề xuất đánh thuế tự vệ. Họ lo lắng rằng chính sách sẽ dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Và họ cũng tuyên bố rằng ít nhất một nửa nhu cầu HRC trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Nếu như năm 2018 ngành dệt may chứng kiến bức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay khi kim ngạch xuất khẩu đạt 36 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2017 thì sang năm 2019 ngành bắt đầu "hụt hơi" giảm tốc.
-
Mức thấp nhất tuần là 23.159 đồng/USD (sáng 23/12). Mức cao nhất tuần là 23.169 đồng/USD. Như vậy qua 5 phiên, tỷ giá trung tâm đã tăng 10 đồng. Tại các NHTM, giá giao dịch USD ít biến động. Tới đầu giờ sáng 27/12, đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.110 đồng (mua) và 23.230 đồng (bán). Tính từ đầu năm 2019, đồng đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng tăng 10 đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra.
-
Malaysia đã kết thúc điều tra và đưa ra quyết định áp thuế chống phá giá đối với thép cuộn cán nguội/thép không hợp kim nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
-
Theo thông tin mới nhất từ Công ty ô tô Trường Hải (Thaco), thương hiệu này vừa chính thức xuất khẩu lô ô tô du lịch 120 chiếc đầu tiên sang Myanmar.