Việt Nam và Thuỵ Điển còn nhiều dư địa phát triển quan hệ thương mại song phương
Trong nhiều năm qua, quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Thụy Điển phát triển tương đối ổn định cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chủng loại hàng hóa. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã tạo ra nhiều cơ hội giao thương và kết nối cho doanh nghiệp hai nước; nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam được hưởng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đã thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu sang thị trường này, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh so với nhiều đối thủ khác. Điều này cũng góp phần quan trọng giúp giảm nhẹ các tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây lên nền kinh tế trong nước. Hiện Việt Nam là nguồn cung hàng hóa ngoại khối lớn thứ 7 của Thụy Điển trên thế giới và lớn nhất của Thụy Điển tại khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thuỵ Điển đạt 1,29 tỷ USD, giảm 20,38% so với năm 2022; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 946 triệu USD, giảm 25,17% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 342 triệu USD, giảm 3,24%.
Giai đoạn 2019 – 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thuỵ Điển chủ yếu ghi nhận đà tăng trưởng đều đặn qua các năm. Tuy nhiên, đến năm 2023, kim ngạch giảm đáng kể 20,38% so với năm 2022, là mức thấp nhất được ghi nhận trong giai đoạn 5 năm. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc nền kinh tế Thuỵ Điển rơi vào tình trạng suy thoái.
Năm 2024, nền kinh tế Thuỵ Điển bắt đầu hồi phục trở lại. Số liệu từ Trading Economics cho thấy, trong quý III/2024, nền kinh tế Thuỵ Điển tăng trưởng mạnh 0,3% so với cùng kỳ năm trước, sau một đợt trì trệ vào quý trước đó. Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Thụy Điển đạt 1,6% vào tháng 11/2024, không đổi so với hai tháng trước, vẫn ở mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021. Diễn biến này đã tác động tích cực đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Thụy Điển trong năm 2024.
- Xem chi tiết tại đây;
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Vào ngày 19/12/2024, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã đưa ra quyết định sơ bộ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa hydrocacbon nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), sau khi công ty sản xuất hóa chất và dệt may Hàn Quốc Kolon Industries cáo buộc hàng nhập khẩu giá rẻ từ hai thị trường này đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
-
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ kinh tế quan trọng trong khu vực. Là hai quốc gia láng giềng với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam và Trung Quốc đã xây dựng một nền tảng hợp tác thương mại vững chắc qua nhiều thập kỷ, dựa trên sự kết nối sâu rộng về chuỗi cung ứng, hạ tầng giao thông, và các cơ chế hợp tác song phương
-
Theo quy định mới, tần suất kiểm tra đối với mặt hàng sầu riêng từ Việt Nam sẽ được nâng từ 10% lên 20%, tiếp tục áp dụng theo Phụ Lục I. Lý do cho sự thay đổi này là do tỷ lệ cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn ở mức cao. Đây là một động thái mạnh mẽ từ EU nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng sản phẩm nhập khẩu, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
-
Ngày 24 tháng 12 năm 2024, trên cơ sở xem xét kết luận của cơ quan điều tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3453/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức trong vòng 5 năm đối với một số sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).