VITIC
Thị trường thế giới

Việt Nam và Mông Cổ còn nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi

20/11/2024 16:46

Mông Cổ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Mông Cổ chọn để đặt nền móng cho mối quan hệ ngoại giao.


Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Công Thương

Những bước tiên phong này đã tạo nền tảng vững chắc để quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong suốt bảy thập kỷ qua. Hiện nay, mối quan hệ hai nước đã nâng tầm lên mức “Đối tác toàn diện”, mở ra những cơ hội, những hướng đi chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thực chất và phù hợp với nhu cầu phát triển của cả hai quốc gia.
Việt Nam và Mông Cổ đều có những lợi thế vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm như gạo, cà phê, trái cây nhiệt đới,…Trong khi đó, Mông Cổ nổi tiếng với các sản phẩm thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm từ sữa có chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp hai nước không chỉ có thể bổ trợ lẫn nhau, mà còn khai thác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường toàn cầu.

Tại Diễn đàn Xúc tiến Nông sản Việt Nam – Mông Cổ, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ về tiềm năng hợp tác thương mại Việt Nam – Mông Cổ trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn các thủ tục nhập khẩu thịt dê, cừu vào thị trường Việt Nam; tiềm năng và hợp tác trong chăn nuôi và giết mổ dê cừu giữa 2 bên; xuất khẩu thịt và trứng gia cầm và cơ hội giao thương với thị trường Mông Cổ; tiềm năng xuất khẩu trái cây và cơ hội tại thị trường Mông Cổ; cơ hội hợp tác Việt Nam – Mông Cổ trong lĩnh vực dịch vụ; tọa đàm về thúc đẩy tiềm năng xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – Mông Cổ.

Ông Doãn Khánh Tâm – Phó Vụ trưởng, Phó chánh Văn phòng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ - cho biết, do thời tiết khí hậu của Mông Cổ thuộc xứ hàn đới nên chăn nuôi đại gia súc phát triển hơn nhiều so với ngành trồng trọt. Đặc điểm chăn nuôi gia súc ở Mông Cổ là chăn thả tự nhiên trên thảo nguyên rộng lớn, gia súc được ăn khoảng 3.000 loại thảo dược trên thảo nguyên mênh mông, chất lượng thịt thơm ngon. Mông Cổ đã gia nhập Tổ chức Thú y thế giới từ năm 1989. Một mảng hợp tác nữa cũng hết sức tiềm năng đó là dự án về đầu tư dây chuyền giết mổ, chế biến thịt, nghiền xương gia súc,… Trong đó, vấn đề xương gia súc là vấn đề nhức nhối với Chính phủ Mông Cổ, được Chính phủ quan tâm.

Mặc dù ngành gia cầm có nhiều thuận lợi phát triển tại thị trường Mông Cổ, song hoạt động xuất nhập khẩu vẫn gặp khó khăn và rào cản kỹ thuật về hồ sơ pháp lý và thủ tục xuất khẩu, khiến sản phẩm chăn nuôi Việt Nam yếu thế trên thị trường quốc tế. Do đó, phía doanh nghiệp San Hà kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước đơn giản hóa hồ sơ pháp lý để giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ nguồn vốn, gói vay đặc biệt cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mong muốn hợp tác nhập khẩu các sản phẩm từ Mông Cổ.

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, đã diễn ra Lễ ký biên bản ghi nhớ hợp tác và phân phối thịt dê cừu Mông Cổ tại Việt Nam.



 

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Xúc tiến, quảng bá sản phẩm thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Hoa Kỳ
    Ngày 17/11/2024, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống - PLMA 2024, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức lễ khai trương Khu gian hàng Quốc gia Việt Nam tại Trung tâm Triển lãm Rosemont, Chicago, Hoa Kỳ.
  • Mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ
    Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm lần thứ 10. Hội nghị là sự kiện quan trọng do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức từ ngày 13 – 16/11/2024. Sự kiện lần này đã thu hút sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp Việt Nam và đại diện từ các quốc gia châu Mỹ.
  • Hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Israel có nhiều khởi sắc
    Năm 2024 là một năm đầy khó khăn, bất ổn, biến động và xáo trộn đối với thị trường Israel, khiến nền kinh tế quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đứt gãy nguồn cung hàng hóa từ nước ngoài-nhất là nguồn cung cấp quan trọng từ Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù dự trữ ngoại hối vẫn gia tăng.
  • Tăng cường xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Chile
    Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 103 triệu USD giá trị mặt hàng giày dép sang thị trường Chile. Dù không thuộc top 5 thị trường xuất khẩu giày dép lớn của Việt Nam sang thị trường khối Hiệp định Đối tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhưng vị trí thứ 6 cũng khiến Chile là thị trường đầy tiềm năng của da giày Việt Nam.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.181.541