Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam -Trung Quốc năm 2023 đạt 171,9 tỷ USD, giảm 2,6% so với năm 2022; trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 5,6%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 110,6 tỷ USD, giảm 6,6%. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc đạt 22,59 tỷ USD, tăng 11,04% so với cùng kỳ năm 2023.
Thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc - Nguồn: Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân
Sau 15 năm, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng hơn 8 lần, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam tăng gần 10 bậc, trong khi tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất lớn. Đặc biệt, hợp tác kinh tế thương mại có mức bổ trợ lẫn nhau rất cao và còn tiềm năng rất lớn. Hai bên đang đẩy nhanh mở cửa thị trường cho nhiều loại nông lâm thủy sản, hoa quả Việt Nam.
Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN. Về mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, nông sản, thủy hải sản... và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng... cho đến các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian qua, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc đang thúc đẩy việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc không ngừng được mở rộng và Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất đối với nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam từ hoa quả đến thực phẩm chế biến đang tạo ra chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc.
Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành đã nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường Trung Quốc cho các loại hàng hóa Việt Nam. Năm 2023, đã 2 lần Thủ tướng có chuyến công tác tại Trung Quốc và lần nào cũng đề xuất Chính phủ Trung Quốc mở cửa cho nông sản Việt Nam với 4 nhóm hàng sầu riêng đông lạnh, ớt, dưa hấu, dược liệu. Đặc biệt, Bộ Công Thương với vai trò chủ lực trong việc đàm phán, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường cho hàng Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường này.
Trong thời gian tới, hai nước tiếp tục tăng cường hơn nữa các biện pháp xúc tiến thương mại, hỗ trợ lần nhau nhằm làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại, mở ra nhiều cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp hai bên.
-
Một trong những dự án của nhà đầu tư Trung Quốc vừa đầu tư tại Việt Nam là Trung tâm Thương mại Quốc tế điện tử Trung Việt Trung, dự án này vừa chính thức khai trương giai đoạn 1 tại thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) trên diện tích 8.000 m2 và dự kiến giai đoạn 2 của dự án sẽ có quy mô lên tới 100.000 m2, cũng đặt tại tỉnh Bắc Ninh. Đây sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu những sản phẩm linh, phụ kiện trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử của các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất. Theo đó, hiện tại đã có 35% doanh nghiệp Trung Quốc có nhà xưởng sản xuất tại Việt Nam trưng bày hàng hóa tại đây.
-
Việt Nam cũng nhanh chóng xem xét mở cửa thị trường cho sản phẩm nông sản thực phẩm của Trung Quốc. Cùng đó, thúc đẩy ký kết Nghị định thư đối với các loại nông sản có hoạt động thương mại truyền thống và phối hợp tạo điều kiện thuận lợi về kiểm dịch, thông quan hàng hóa, xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách để thúc đẩy thương mại hai bên.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
-
Quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã có được những động lực đáng kể, được đánh dấu bằng các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước.
-
Từ ngày 20-23/6/2024, tại Nhật Bản đã diễn ra sự kiện ‘Tuần hàng Việt Nam 2024” với chủ đề “Đến AEON là thấy Việt Nam”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào hệ thống phân phối nước ngoài” của Bộ Công Thương, “Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản” là hoạt động thường niên trong nhiều năm qua. Sự kiện do Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND TP. Hà Nội, TP.HCM và Tập đoàn AEON tổ chức.
-
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đội ngũ những người làm công tác báo chí, truyền thông trong ngành Công Thương Việt Nam.