Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP
Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027.
Bộ Tài chính cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020. Ngày 6/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP phê duyệt Hiệp định RCEP.
Nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027. Nghị định áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan (trừ Myanmar và Philippines) và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand). Đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines.
Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khấu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027 để bổ sung quy định áp dụng đối với Myanmar và Philippines.
Theo đó, Nghị định số 84/2023/NĐ-CP bổ sung vào cuối điểm a của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "từ ngày 04/3/2022 đến ngày 31/12/2022 đối với Cộng hoà Liên bang Myanmar;".
Bổ sung vào cuối điểm b của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023 đối với Cộng hoà Liên bang Myanmar; từ ngày 02/6/2023 đến ngày 31/12/2023 đối với Cộng hoà Philippines;".
Bổ sung điểm n và điểm o vào sau điểm m của khoản 2 Điều 4 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "n) Cộng hoà Liên bang Myanmar; o) Cộng hoà Philippines.".
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
-
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến thời điểm hiện tại đã có 5 doanh nghiệp được cấp mã số chính thức xuất khẩu sản phẩm này vào Trung Quốc. Sản lượng tổ yến hiện nay của Việt Nam khoảng 150 tấn, giá trị trên 600 triệu USD.
-
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
-
Thực hiện công văn số 3028/BCT-XNK ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Bộ Công Thương về việc xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2022, các cơ quan, tổ chức xét chọn bao gồm các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương tỉnh, thành phố
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng qua, Việt Nam xuất siêu lập kỷ lục 24,6 tỷ USD, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.