Việt Nam – Malaysia tăng cường xúc tiến thương mại trong lĩnh vực Halal
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm tới Malaysia, ngày 21/11/2024, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia (Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia) đã ký và tiến hành trao Biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại giữa hai quốc gia.
Ảnh minh họa
Việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan xúc tiến thương mại hai nước đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững. Theo thỏa thuận tại Biên bản ghi nhớ, hai bên cam kết thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại một cách chuyên nghiệp, đồng thời đẩy mạnh quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Malaysia nhằm phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Malaysia. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương trong thời gian tới.
Biên bản ghi nhớ đã đặt ra mục tiêu cụ thể trong việc tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp hai nước mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác chiến lược. Đồng thời hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực Halal, đặc biệt là trong việc gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm Halal thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm và sự kiện do mỗi bên tổ chức. Với tầm nhìn dài hạn, biên bản ghi nhớ được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho quan hệ thương mại Việt Nam - Malaysia, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện cho hai phía.
Tính chung thị trường Hồi giáo hiện có khoảng trên 2 tỷ người, chiếm khoảng 25% tổng dân số toàn cầu. Đặc biệt, người dân theo đạo Hồi chiếm số đông ở khu vực Châu Á, nhất là trong khối ASEAN. Những năm qua, nhu cầu đối với các sản phẩm Halal ngày càng gia tăng và đang trở thành xu hướng toàn cầu.
Việt Nam được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal. Tiềm năng mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam càng được thể hiện rõ hơn, khi Việt Nam đã nằm trong top 20 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới, và là một trong 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới; đồng thời là mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, khu vực và liên khu vực đã được ký kết…
Việc tham gia hiệu quả, bài bản vào thị trường Halal toàn cầu sẽ giúp Việt Nam khai mở thị trường Halal giàu tiềm năng, tạo thêm động lực mới cho phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Hội thảo “Kết nối chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu thị trường” do Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (NAEC) phối hợp với Dự án Xúc tiến đầu tư nông nghiệp Nhật Bản (ABJD), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức sáng 22/11 tại Hà Nội.
-
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần qua (18 - 24/11). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 2,18% lên 2.197 điểm. Đáng chú ý là thị trường năng lượng với toàn bộ 5 mặt hàng đồng loạt tăng giá từ 4 đến 10% trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.
-
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm tới Malaysia, ngày 21/11/2024, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia (Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia) đã ký và tiến hành trao Biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại giữa hai quốc gia.
-
Từ ngày 19-21/11, tại Melbourne, Australia đã diễn ra Hội chợ Global Sourcing Expo Australia.