Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn
Cây sắn là một trong số các cây trồng được đưa vào danh mục sản phẩm cây trồng chủ lực quốc gia, đóng góp vai trò vô cùng quan trọng vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong tháng 10 đã đạt hơn 176 nghìn tấn với trị giá hơn 76 triệu USD, tăng mạnh 45,7% về lượng và tăng 34% về trị giá so với tháng trước đó.
Ảnh minh họa
Riêng mặt hàng sắn đã chứng kiến sản lượng xuất khẩu tăng mạnh đến 239% về lượng và 208% về trị giá, tương ứng hơn 24 nghìn tấn và đạt giá trị hơn 6 triệu USD trong tháng 10.
Lũy kế trong 10 tháng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đã cán mốc hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều sắn nhất từ Việt Nam với hơn 1,93 triệu tấn, trị giá hơn 873 triệu USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá tăng 6% so với cùng kỳ, đạt bình quân 452 USD/tấn.
Đứng thứ 2 là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 40 nghìn tấn, trị giá hơn 22 triệu USD, tăng 2,5% về lượng và tăng 8% về trị giá. Giá nhập khẩu bình quân đạt 542 USD/tấn, tăng 6%.
Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 3 với hơn 37 nghìn tấn, trị giá hơn 11,8 triệu USD, giảm 61% về lượng và giảm 66% về trị giá. Giá bình quân 316 USD/tấn, giảm 14%.
Hiện cả nước có khoảng trên 140 nhà máy chế biến tinh bột sắn, với tổng công suất thiết kế 13,4 triệu tấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 9,3 triệu tấn/năm. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu sắn đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, trong 5 năm gần đây đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng sắn tươi cả nước đạt khoảng 11,5 - 12,5 triệu tấn; trong đó, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính,...) chiếm khoảng 85%; diện tích trồng sắn sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40-50%; diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%; kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2,0 tỷ USD.
Tầm nhìn đến năm 2050, ngành hàng sắn của Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, 70-80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính,...) chiếm trên 90%, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 2,3 - 2,5 tỷ USD.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Ngày 12/11/2024, Hội thảo “Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương” do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức đã được diễn ra. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng.
-
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
-
Các tỉnh miền Trung Tây Nguyên có hàng trăm sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm đủ khả năng vươn ra thế giới, nhất là thị trường Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do.
-
Là một trong các sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm lần thứ 10 (Vietnam Foodexpo 2024), Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ