Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tới 2 tỷ đồng
Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 2 tỷ đồng.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1 tỷ đồng. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cụ thể, Nghị định quy định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bị phạt tiền từ 5 - 200 triệu đồng tùy thuộc vào các hành vi vi phạm.
Đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản bị phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng.
Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng
Đối với quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm, Nghị định quy định phạt tiền từ 70 - 90 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi vi phạm quy định về quản lý loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị phạt từ 10 - 200 triệu đồng.
Hành vi vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển bị phạt từ 50 - 200 triệu đồng.
Đối với vi phạm quy định về giống thủy sản, Nghị định quy định phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi vi phạm quy định về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bị phạt tiền từ 2 - 50 triệu đồng.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Link nguồn
-
Thu hút dòng vốn FDI xanh một cách hiệu quả kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên nhiều phương diện của nền kinh tế.
-
Trong tháng 3/2024, Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22/3/2024 với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp thủy sản trong và ngoài nước, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm”.
-
Việc sửa đổi Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
-
Bộ Công thương vừa ban hành các văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.