Tuân thủ tiêu chuẩn Halal, doanh nghiệp rộng cửa xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Trung Đông
Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng năm 2024, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Xuất khẩu thủy sản - Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ
Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩn thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
Trung Đông, với các nền kinh tế mạnh mẽ như Israel, Ả Rập Xê-út, UAE và Qatar, đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng nhất. Trong đó, Israel là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khu vực, chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Đông, chủ yếu là cá ngừ đóng hộp. Những quốc gia này không chỉ có nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao mà còn có những tiêu chuẩn khắt khe như yêu cầu sản phẩm phải được chứng nhận Halal, điều này tạo ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Đông, cá ngừ và cá tra là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm lần lượt 31% và 40% xuất khẩu thủy sang sang khu vực này. Cá ngừ ghi nhận mức tăng trưởng 44%, với cá ngừ đóng hộp và đóng túi xuất khẩu sang khu vực này tăng gấp hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông là tiêu chuẩn Halal. Do đa số các quốc gia Trung Đông theo đạo Hồi, sản phẩm thủy sản phải được chứng nhận Halal để đảm bảo tính hợp pháp theo tôn giáo. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chế biến, giết mổ và bảo quản thủy sản. Việc thực hiện và theo sát các tiêu chuẩn Halal trong xuất khẩu thuỷ sản là điều cần thiết, đồng thời cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước những yếu tố ảnh hưởng như tình hình chính trị hay xung đột khu vực.
Trong chuyến thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo cấp cao UAE đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) giữa Việt Nam và UAE. Như vậy, CEPA được ký kết chỉ sau hơn một năm đàm phán. Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Ả-rập, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ được nâng cấp và ngày càng đi vào thực chất giữa Việt Nam với UAE nói riêng cũng như các nước Ả-rập nói chung. Với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Đông, ngành thủy sản Việt Nam có thể hy vọng vào sự phát triển bền vững tại thị trường này trong tương lai.
Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp
-
Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 trên thế giới và lớn thứ 6 trong ASEAN của Việt Nam; trong khi đó Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn thứ 9 của Philippines trên thế giới và lớn thứ 5 trong khu vực ASEAN. Hai nước Việt Nam và Philippines có thuận lợi về khoảng cách địa lý và sự tương đồng về văn hóa tiêu dùng...
-
Thị trường Hoa Kỳ ưa chuộng hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường Việt Nam. Trong đó riêng với nông lâm thuỷ sản, Hoa Kỳ hiện chiếm thị phần 21,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 11 tháng.
-
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (Kiêm nhiệm Đan Mạch, Iceland) cho biết Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn cho rau quả Việt Nam nhờ sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu rau quả tươi của Thuỷ Điển tăng mạnh từ các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới
-
Từ ngày 13-15/12/2024 tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út, Thương vụ Việt Nam đã tổ chức trưng bày sản phẩm của trên 100 doanh nghiệp đang tìm kiêm cơ hội mở rộng thị trường sang khu vực Trung Đông