VITIC
Xuất nhập khẩu

Tuân thủ quy tắc xuất xứ trong RCEP để tăng hiệu quả xuất khẩu hàng hóa

07/10/2024 11:19

Việt Nam hiện đã ký kết và thực thi 16 hiệp định FTA. Tuy nhiên, để hàng hóa xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp cần nắm vững quy tắc xuất xứ của từng hiệp định và thị trường xuất khẩu. Quy tắc xuất xứ còn đóng vai trò như "lá chắn" bảo vệ các nền kinh tế trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh, buộc doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định này để đảm bảo quyền lợi cho sản phẩm của mình.


Ảnh minh họa

Một trong những lợi ích rõ rệt nhất mà RCEP đem lại là áp dụng 1 bộ quy tắc xuất xứ duy nhất, thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN+ trước đây.

Đáng chú ý, việc thiết lập Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội để kích hoạt, phát triển chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách tối ưu hóa nguồn nguyên liệu chính cho chuỗi sản xuất thế giới, tiêu biểu như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN.

Ngoài ra, khi RCEP có hiệu lực, các nước thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, thảo luận về khả năng áp dụng quy tắc cộng gộp toàn phần (quy tắc xuất xứ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực).

Bên cạnh đó, quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của RCEP cũng đa dạng hơn các FTA ASEAN+1, góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm thiểu thời gian xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, cắt giảm chi phí giao dịch và chủ động hơn trong việc phát hành hoá đơn thương mại.

Mặt khác, việc thực thi RCEP tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp. Qua đó, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy Việt Nam trở thành điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đánh giá, đặc điểm của nền kinh tế trong khu vực RCEP cho thấy, nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự, năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của nước ta còn khiêm tốn.

Ngoài ra, hiện, đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhất định vào các nguồn nhập khẩu, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực còn hạn chế cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khá khiêm tốn.



 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.057.286