VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành Tổng hợp và Dự báo Số 32/2019

19/08/2019 11:10

NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO

I. Kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới tuần qua chịu ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát, đặc biệt là cáo buộc “thao túng tiền tệ” của Mỹ dành cho Trung Quốc sau khi đồng Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, kéo theo tác động tiêu cực đến tất cả các thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán và hàng hóa toàn cầu.

Trong ngày đầu tháng 8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 10% lên tổng giá trị 300 tỷ USD hàng Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9/2019 trong bối cảnh cuộc đàm phán mới nhất giữa hai bên không đạt được bước tiến nào. Trước đó, Mỹ đã tăng mức thuế quan lên 25% đối với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Trong khi tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ với hàng Trung Quốc trên dưới 500 tỷ USD, với việc áp thêm thuế lên 300 tỷ USD, có thể thấy chính quyền Tổng thống Mỹ đã quyết địnháp thuế lên tất cả hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.

Nhằm đối phó với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Bộ Thương mại Trung Quốc đã thông báo ngừng mua nông sản Mỹ, đồng thờiNgân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục hạ giá đồng Nhân dân tệ nhằm giảm áp lực cho hàng xuất khẩu. Tính đến ngày 8/8/2019, PBOC công bố tỷ giá tham chiếu ngày là 7,0039 NDT/USD, mức yếu nhất của đồng tiền này kể từ tháng 4/2008. Động thái của Trung Quốc đã khiến Mỹ chính thức đưa Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1994 và đây cũng là động thái mới nhất đẩy cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua giữa hai nước lên một nấc thang mới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định sẽ cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của chính quyền Trung Quốc.

Hàng loạt quyết định đáp trả liên tiếp của Mỹ và Trung Quốc trong tuần đầu tháng 8/2019 cộng với những dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột này chưa thể sớm kết thúc đã kéo theo làn sóng bán tháo cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán, giá hàng hóa đồng loạt sụt giảm, nhiều Ngân hàng Trung ương có động thái hạ lãi suất nhằm ứng phó với triển vọng tăng trưởng kém khả quan của nền kinh tế toàn cầu, kéo theo lo ngại về nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ, gây áp lực không nhỏ lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong việc xem xét thực thi các đợt cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

Hiện tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc đã vượt ra ngoài vấn đề thuế quan thương mại, lan sang các lĩnh vực khác như công nghệ, tiền tệ. Xung đột kéo dài đã và đang khiến hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đều phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, gây tổn thương lớn hơn cho doanh nghiệp, nông dân, công nhân, người tiêu dùng; dẫn đến tình trạng thoái vốn khỏi thị trường, đồng thời làm suy yếu cả hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc; phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu; tác động tiêu cực đến thị trường tài chính; làm xói mòn niềm tin tiêu dùng, niềm tin kinh doanh; ảnh hưởng lớn tới các nước trên thế giới và có khả năng đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng đình trệ trong thời gian tới.

Dưới sức ép từ sự leo thang của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, kinh tế Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại với những tác động tiêu cực đến từ các ngành công nghiệp, dịch vụ và các thị trường tài chính. Theo số liệu mới nhất, chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong lĩnh vực phi chế tạo của Mỹ đã giảm từ 55,1 điểm trong tháng 6/2019 xuống 53,7 điểm trong tháng 7/2019, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016. Hiện nay lĩnh vực dịch vụ đóng góp phần lớn cho thị trường lao động và hoạt động kinh tế của Mỹ. Đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giảm tốc hơn nữa vào đầu quý III/2019. 

II. Kinh tế trong nước
Với xu hướng leo thang của căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, kinh tế trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với những diễn biến khó lường. Đó là khả năng giảm tốc của thương mại toàn cầu sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp, cộng với những rủi ro về gian lận thương mại, nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, đầu tư và thị trường bất động sản công nghiệp sẽ hưởng lợi do xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Trung Quốc (kể cả Hồng Kông) cũng như doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tận dụng được lợi thế này còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực hấp thụ và sàng lọc đầu tư của Việt Nam.

Trên thị trường tài chính tiền tệ, mặc dù trong ngắn hạn, dự kiến Trung Quốc sẽ sớm có các biện pháp nhằm ổn định lại tâm lý và điều chỉnh cân bằng giá của đồng nội tệ bởi chính quyền nước này không muốn kích hoạt một làn sóng rút vốn nước ngoài mạnh hơn nữa, gây thêm bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời làm xói mòn dự trữ ngoại hối của nước này như đã từng diễn ra trong giai đoạn 2014- 2015, tuy nhiên việc tỷ giá đồng Nhân dân tệ được điều chỉnh giảm xuống dưới mức 7 NDT/USD sẽ khiến đồng VND chịu áp lực không nhỏ trong chính sách điều hành, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng nhất trong thương mại với Việt Nam và hiện Việt Nam đã bị Mỹ liệt kê vào danh sách những nước bị theo dõi, giám sát về thao túng tiền tệ. Trong những tháng tới, kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ có các giải pháp điều hành linh hoạt, không để VND giảm giá quá sâu nhằm tránh rủi ro bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ.

Trong giai đoạn này, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp Việt Nam luôn bám sát, theo dõi, phân tích, dự báo và đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp. Cơ hội cũng có, nhưng cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh; chủ động, tăng năng lực cạnh tranh và hấp thụ để hạn chế rủi ro, thúc đẩy xuất khẩu và sàng lọc dự án, dòng vốn đầu tư để tránh hệ lụy lâu dài. 

 

Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin Thị trường Giá cả Vật tư Số 191, Thứ Bẩy ngày 17/8/2019
    Trong số này có những tin chính như sau: Một số ngân hàng chủ động kéo lãi suất cho vay xuống còn 5,5% năm; Giá xăng dầu đông loạt giảm từ 15h ngày 16/8; Số liệu thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu kỳ 2 tháng 07/2019; Tham khảo giá NK thép cuộn, thép lá, thép không hợp kim thị trường Đài Loan ...
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Thức ăn Chăn nuôi và Vật tư Nông nghiệp Số 32/2019
    Nội dung chính của bản tin: Giá một số nguyên liệu sản xuất TACN tại một số sàn giao dịch thế giới; Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu; Nhập khẩu lúa mỳ giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm; Lượng nhập khẩu bột thịt xương từ Mỹ giảm; FAO: Giá lương thực thế giới giảm tháng thứ hai liên tiếp; Dịch tả heo châu Phi bùng phát tại Đông Âu ...
  • Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin Sản phẩm Gỗ và hàng Thủ công Mỹ nghệ Số 32/2019
    Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Cơ hội và rủi ro của ngành gỗ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc leo thang; Xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tăng mạnh; Nhập khẩu gỗ tần bì từ thị trường EU tăng mạnh; Dự báo thị trường đồ nội thất văn phòng toàn cầu tăng trưởng 9,1%/năm trong giai đoạn năm 2019-2024; Chính phủ Lào cho phép xuất khẩu thêm sản phẩm gỗ; Hướng dẫn kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ trong CPTPP ...
  • Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin Nhựa - Hóa chất Số 32/2019
    Trong số này có những tin chính như sau: Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng nhẹ; Tình hình nhập khẩu nguyên liệu nhựa; Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PE, PVC và PS tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019; Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa; Xuất khẩu túi nhựa tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm 2019; Tham khảo một số lô hàng nguyên liệu nhựa nhập khẩu từ ngày 01/8 đến ngày 08/8/2019 ...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.774.260