Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành Sản phẩm gố và thủ công Mỹ nghệ Số 26/2019
THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH SẢN PHẨM GỖ VÀ TCMN
TRONG NƯỚC:
Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, sản lượng và chất lượng sản phẩm tăng cao, được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều thị trường trên thế giới. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh trong nửa đầu năm 2019. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, cơ hội mà ngành gỗ có được là nhờ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực và triển vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ được ký phê duyệt vào 30/6/2019, cùng với tác động tích cực cho Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đang diễn ra và chưa có hồi kết.
Trong nửa cuối năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng mạnh. Theo chu kỳ hàng năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, nhờ hoạt động xây dựng tại các thị trường xuất khẩu đi vào hoàn thiện, cùng với nhu cầu tu sửa, thay thế trang thiết bị nội thất tăng mạnh để đón chào năm mới. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc góp phần gia tăng đầu tư FDI vào ngành gỗ Việt Nam, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngân sách. Hiệp định EVFTA được ký kết và thực thi, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất là cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường EU trong thời gian tới tăng đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ của Việt Nam còn tiếp cận các thị trường, thu hút vốn và đầu tư công nghệ của EU nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Mặc dù trong nửa đầu năm 2019, Việt Nam đã trồng 108.456 ha rừng, bằng 51% kế hoạch trong năm. 85% diện tích trồng có nguồn gốc được chứng nhận cho cây con. Khu vực có giấy chứng nhận xuất xứ đã sản xuất khoảng 9,7 triệu m3 gỗ, tăng 4,86% mỗi năm. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu xuất khẩu, vì vậy dự báo nhập khẩu nguyên liệu về Việt Nam sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2019.
Một số thông tin đáng chú ý:
- Theo số liệu ước tính, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6/2019 đạt 850 triệu USD, giảm 5,8% so với tháng trước, tăng 12,7% so với tháng 6/2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 596 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước, tăng 13,7% so với tháng 6/2018. Trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 4,87 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tuần đạt 227 triệu USD, tăng 9,5% so với tuần trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ với kim ngạch đạt 148,8 triệu USD, tăng 5,9% so với tuần trước.
- Theo số liệu thống kê, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tháng 6 năm 2019 ước đạt trị giá 235 triệu USD, giảm 2,1% so với tháng 5/2019; tuy nhiên so với tháng 5/2018 lại tăng 22,8%. Tính chung, 6 tháng năm 2019, nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 1,251 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2018.
- Trong kỳ từ ngày 18/6/2019 đến 26/6/2019 Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường trên thế giới đạt trị giá 50,8 triệu USD, giảm 12% so với kỳ trước.
- Ước tính, tháng 6/2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 40 triệu USD, giảm 5,5% so với tháng 5/2019; nhưng tăng 42,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đạt 227 triệu USD, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm 2018.
- Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu mặt mây, tre, cói, thảm trong kỳ từ 4/6/2019 đến 18/6/2019, đạt 19,64 triệu USD, tăng 10,4% so với kỳ trước.
QUỐC TẾ:
-
Thế giới: Nhu cầu gỗ xẻ tiếp tục tăng vào đầu năm 2019 trên toàn thế giới, hầu hết các nước xuất khẩu gỗ xẻ lớn đều tăng lô hàng so với đầu năm 2018.
-
Trung Quốc: Theo JJgle.com, ngày 29/5/2019, Bộ Thương mại Mỹ một lần nữa tuyên bố rằng do "bán phá giá thấp", thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với nệm sản xuất tại Trung Quốc từ 38% đến tối đa 1731%.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Một số thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Giá nhập khẩu nhiều loại hóa chất giảm; Tham khảo doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất tháng 5; Tình hình nhập khẩu nguyên liệu nhựa; Tham khảo một số lô hàng nguyên liệu nhựa nhập khẩu; Nhập khẩu các chủng loại chất dẻo nguyên liệu chính đều tăng; Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa từ 20/6 đến 27/6/2019; Nửa đầu năm 2019: xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trên 15%; Giá PE nội địa Trung Quốc phục hồi từ mức thấp nhất trong 10 năm ...
-
Trong khuôn khổ Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ 2019 tại Đà nẵng, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC) đã tích cực tham gia hỗ trợ kết nối, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Nội dung chính của bản tin: Thông tin kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam linh hoạt trong điều tiết cung tiền; Thị trường chứng khoán Việt Nam không vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI; Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo; Tỷ giá USD/VND biến động giảm, lãi suất huy động nhìn chung khá ổn định; Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2019; Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu ngành giày dép vẫn mở rộng ...
-
Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Tháng 6/2019, xuất khẩu hàng dệt và may mặc chững lại; Xuất khẩu sang EU sẽ bứt phá mạnh trong những tháng tới; Tình hình nhập khẩu NPL dệt may trong tuần từ ngày 18/6 đến 26/6/2019; Thương vụ Hà Lan cảnh báo đến các doanh nghiệp tìm đối tác thông qua mạng Internet, sàn giao dịch điện tử như Alibaba ; Xuất khẩu hàng may mặc của Ấn Độ tăng 14%; Xu hướng athleisure Trung Quốc tăng mạnh thúc đẩy thị trường thời trang tăng trưởng ...