VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành Công nghiệp và Xây dựng Số 34/2019

30/08/2019 10:56

THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý CHUYÊN NGÀNH CN & XD

Theo thống kê sơ bộ, nhập khẩu thép hình về Việt Nam trong tháng 8/2019 ước đạt 22,65 nghìn tấn, trị giá đạt 15,4 triệu USD, nâng tổng lượng thép hình nhập khẩu về Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 lên 191,7 nghìn tấn, trị giá đạt 142,4 triệu USD, tăng 72,4% về lượng và tăng 79,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thép hình về Việt Nam đạt 191,7 nghìn tấn, trị giá đạt gần 127 triệu USD, tăng 87,2% về lượng và tăng 77,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Ước tính, tháng 8/2019, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,5 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng 7/2019; giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 11,27 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,77 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Ước tính, tháng 8/2019, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng về Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng 7/2019; tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 24,02 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 20,82 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2018.

7 tháng đầu năm 2019, xuất – nhập khẩu giấy các loại của Việt Nam có diễn biến trái chiều, trong khi xuất khẩu tăng thì nhập khẩu lại giảm. Dự báo, xuất khẩu giấy các loại của Việt Nam trong những tháng tới sẽ tăng mạnh do có những chính sách mới ban hành của những thị trường chủ lực sẽ tạo cơ hội cho ngành giấy Việt Nam tăng xuất khẩu.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu giấy các loại của Việt Nam đạt 607,54 triệu USD, tăng 2,4% so với 7 tháng đầu năm 2018.

Nhập khẩu giấy các loại của Việt Nam trong 7 tháng năm 2019 đạt trên 1,1 triệu tấn, trị giá 1,03 tỷ USD, giảm 3,7% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

7 tháng đầu năm 2019, xuất – nhập khẩu than các loại của Việt Nam có diễn biến trái chiều, trong khi xuất khẩu giảm thì nhập khẩu lại tăng mạnh. Dự báo, xuất khẩu than các loại của Việt Nam trong những tháng tới sẽ ở mức thấp. Về nhập khẩu than các loại trong 7 tháng qua tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng than trong nước ngày càng tăng, nhất là phục vụ các nhà máy nhiệt điện, trong khi sản lượng khai thác thấp, nên nhập khẩu than tăng mạnh.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, lượng than xuất khẩu đã giảm 67,2% về lượng và giảm 62,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 460 nghìn tấn với kim ngạch 71,76 triệu USD.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu than các loại vào Việt Nam đạt 24,78 triệu tấn, trị giá 2,34 tỷ USD, tăng mạnh 108,8% về lượng và tăng 69,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu máy tính và linh kiện tháng 7/2019 đạt 1,6 triệu sản phẩm các loại, trị giá 140 triệu USD, tăng 0,6% về lượng, tăng 3,3% về trị giá so với tháng 6/2019, tăng 42,9% về lượng, tăng 19,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu máy tính và linh kiện đạt 8,8 triệu sản phẩm các loại, trị giá 727,1 triệu USD, tăng 5,5% về lượng và tăng 3,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến từ tháng 9 trở đi lượng nhập khẩu máy tính và linh kiện tăng từ 5% trở lên.

Tháng 8/2019, nhập khẩu thiết bị truyền thông ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 24,3% so với tháng 7/2019 nhưng giảm 2,9% so với tháng 8/2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thiết bị truyền thông ước đạt 10,8 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến nhập khẩu thiết bị truyền thông 4 tháng cuối năm đạt 1,89 tỷ USD/tháng, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tháng 7/2019, nhập khẩu thiết bị truyền thông đạt 1,69 tỷ USD, tăng 44,6% so với tháng 6/2019 và tăng 3,8% so với tháng 7/2018. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thiết bị truyền thông đạt 8,77 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Căng thẳng thương mại Nhật Bản – Hàn Quốc có thể làm cho giá các thiết bị điện tử, như điện thoại di động, PC, máy chủ... tăng thời gian tới. Việc thiếu hụt nguồn chip sẽ khiến ngành di động bước vào giai đoạn khó khăn. Chi phí cho loại linh kiện này bị đẩy lên cao, kéo theo giá thành phẩm tăng mạnh. Do đó, giá nhập khẩu điện thoại di động có thể tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của nhóm hàng này trong các tháng cuối năm 2019, đặc biệt với phân khúc cao cấp sẽ khiến trị giá nhập khẩu điện thoại di động ở mức cao.

Ước tính tháng 8/2019, nhập khẩu điện thoại di động đạt 1,35 triệu chiếc, trị giá 147,8 triệu USD, tăng 7,2% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với tháng 7/2019; giảm 9,2% về lượng nhưng tăng 1,6% về trị giá so với tháng 8/2018. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu điện thoại di động ước đạt 10,34 triệu chiếc, trị giá 1,16 tỷ USD, giảm 11,3% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu điện thoại di động tháng 7/2019 đạt 1,25 triệu chiếc, trị giá 132,8 triệu USD, giảm 1,3% về lượng và giảm 1,6% về trị giá so với tháng 6/2019; giảm 0,1% về lượng nhưng tăng 17,6% về trị giá so với tháng 7/2018. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu điện thoại di động đạt 8,99 triệu chiếc, trị giá 1,01 tỷ USD, giảm 11,6% về lượng nhưng tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

 

Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 

Phòng TTXNK

 
 

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.772.646