Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Sản phẩm Gỗ và Hàng thủ công Mỹ nghệ Số 30/2019
THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH SẢN PHẨM GỖ VÀ TCMN
TRONG NƯỚC:
Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có những bước phát triển mạnh, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2019 có 2.700 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng thêm 135 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2018.
Mặc dù hoạt động kinh tế thương mại toàn cầu suy yếu, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, nhưng gỗ và sản phẩm gỗ vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với mức tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dự kiến vượt mức dự báo đầu năm đạt 10,5 tỷ USD trong năm 2019.
Đáng chú ý, tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong những tháng qua tiếp tục tăng mạnh cho thấy hoạt động sản xuất và các đơn hàng tiếp tục diễn biến khả quan. Việc hưởng lợi lớn từ các FTA đã ký kết, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam nhận được đơn hàng đến hết quý 3 và cho cả năm 2019. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, những đổi mới hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, cùng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tăng tích cực... đã thúc đẩy sản xuất, tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu. Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang có sự thay đổi tích cực theo hướng có chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu từ các thị trường khó tính có đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa.
QUỐC TẾ:
-
Thế giới: Quy mô thị trường đồ nội thất bằng gỗ của thị trường thế giới dự báo tăng từ 395 tỷ USD trong năm 2018 lên tới 580 tỷ USD trong năm 2025. Nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ nội thất bằng gỗ mô-đun và thanh lịch ở cả khu vực thành thị và nông thôn trên thế giới là yếu tố thúc đẩy thị trường đồ nội thất bằng gỗ.
-
Trung Quốc: Theo nguồn South China Morning Post, các nhà sản xuất đồ nội thất của Trung Quốc kỳ vọng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc chấm dứt, sau khi bị áp thuế nhập khẩu lên tới 25%, thì nhiều đơn đặt hàng đồ nội thất của Mỹ đã rời khỏi Trung Quốc.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền; 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận; 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh; 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
-
Nội dung chính của bản tin: Tổng quan kinh tế; Nhập khẩu nhiều loại hóa chất giảm mạnh; Giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu chính giảm; Tình hình xuất khẩu sản phẩm nhựa từ 18/7 đến 25/7/2019; 7 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ tăng trên 13,5%; Giá PVC xuất khẩu và nội địa của Châu Âu giảm thêm trước kỳ nghỉ tháng 8; Tham khảo giá hóa chất và chất dẻo nguyên liệu tại thị trường Trung Quốc ...
-
Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Thông tin kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành; Dự thảo Thông tư quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng; Ngành ngân hàng Việt Nam thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài; Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo; Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại trong thời gian tới; Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn lớn ...
-
Trong số này có những tin chính như sau: Hoạt động xuất nhập khẩu; Xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh trong tháng 7; 6 tháng, nhập khẩu vải nguyên liệu đạt 6,56 tỷ USD; Tháng 6, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày khối FDI giảm mạnh; Tình hình nhập khẩu NPL dệt may trong tuần từ ngày 16/7 đến 24/7/2019; Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ; Thị trường quần áo cotton bền vững Mỹ tăng trưởng khả quan ...
-
Nội dung chính của bản tin: Tin kinh tế tổng hợp; Diễn biến tình hình nhập khẩu dược phẩm trong tuần & Dự báo; Nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ ổn định trở lại; Nhập khẩu máy gây mê và thiết bị tăng 43,7%; Tin hoạt động chuyên ngành; Thông tin chính sách; Tham khảo máy X-Quang và thiết bị nhập khẩu trong tháng 6/2019 ...