Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính, Tiền tệ Số 25/2019
27/06/2019 15:21

TIỀN TỆ - TÍN DỤNG – THANH TOÁN TRONG NƯỚC
Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo
Trong nước: Tuần qua, tỷ giá USD/VND giảm trên cả hai thị trường chính thức và tự do, song tốc độ giảm đã chậm lại. Tại VCB, so với tuần trước, tỷ giá USD/VND giảm 15 đồng/USD (tương đương mức giảm 0,06%) ở cả hai chiều mua vào và bán ra, xuống mức 23.255 đồng/USD (mua vào) và 23.375 đồng/USD (bán ra). So với đầu năm 2019, tỷ giá USD/VND tăng 120 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,52%).
Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND giảm 10 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra, xuống mức 23.300 – 23.320 đồng/USD.
Tại Sở Giao dịch NHNN, tỷ giá USD mua vào giữ ổn định ở mức 23.200 đồng/USD, thấp hơn 557 đồng/USD so với mức giá trần. So với tuần trước, tỷ giá USD ở chiều bán ra tăng 5 đồng/USD, lên mức 23.707 đồng/USD và thấp hơn mức giá trần 50 đồng/USD.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, áp dụng cho ngày 20/6/2019 là 23.065 đồng/USD, tăng 5 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,02%) so với mức công bố tuần trước, so với đầu năm 2019 tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng 240 đồng/USD (tương đương mức tăng 1,05%). Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng vào thời điểm ngày 20/6/2019 là 23.757 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.373 đồng/USD.
Như vậy, tỷ giá USD/VND giảm tuần thứ 3 liên tiếp sau khi ghi nhận mức cao kỷ lục 23.480 đồng/USD vào ngày 30/5/2019. Mặc dù thị trường ngoại hối có nhiều biến động, nhưng đồng nội tệ Việt Nam vẫn khá ổn định nếu so sánh tương quan với đồng tiền của một số quốc gia trong khu vực sau đợt biến động mạnh vừa qua. Có được kết quả trên là nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước ổn định và chính sách điều hành chủ động, linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm khoảng 8,5 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối lên gần 67 tỷ USD, tốc độ dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh như hiện nay sẽ hỗ trợ thị trường ngoại hối. Nếu tỷ giá USD/CNY giữ quanh mức 6,92-6,95 USD/CNY, điều này sẽ giúp tỷ giá USD/VND ổn định. Đặc biệt, việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát, đòi hỏi tỷ giá phải được giữ ổn định, vĩ mô ổn định, yếu tố quan trọng trong quan hệ thương mại với Mỹ.
Lãi suất: Tuần qua, lãi suất huy động giảm ở các kỳ hạn ngắn (tùy từng ngân hàng), trên 24 tháng giữ ổn định. Trong khi đó, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm ở hầu hết các kỳ hạn.
NHNN ghi nhận lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở 0,5 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,5 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,6 - 7,3%/năm. Còn lãi suất huy động USD của tổ chức tín dụng tiếp tục duy trì ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Ngân hàng Bắc Á hạ 0,2 – 0,3 điểm phần trăm lãi suất huy động đối với kỳ hạn ngắn 6 và 9 tháng, xuống 7,3% và 7,5%/năm. Dù đã điều chỉnh giảm, song lãi suất huy động của ngân hàng Bắc Á vẫn đứng đầu khi mà mặt bằng chung của kỳ hạn 6 và 9 tháng ở các ngân hàng khác dao động 5,5-7,4%.
Một số ngân hàng như VPBank, VIB, Techcombank giảm lãi suất đầu vào ở các kỳ hạn ngắn 1-6 tháng với mức giảm 0,1 đến 0,4 điểm phần trăm.
So với giữa tháng trước, mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng ở kỳ hạn dài 24-36 tháng không có nhiều thay đổi, phần lớn duy trì 7,5-8%, đồng đều hơn tại các kỳ hạn dài 24-36 tháng.
Lãi suất bình quân liên ngân hàng tuần qua giảm ở hầu hết các kỳ hạn so với tuần trước, riêng kỳ hạn 9 tháng giữ ổn định. Ngày 18/6/2019, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với kỳ hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần, 2 tuần giảm lần lượt 0,14 điểm phần trăm, 0,01 điểm phần trăm, 0,12 điểm phần trăm, xuống còn 3,12%/năm, 3,23%/năm và 3,38%/năm. Đối với các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm 0,21 điểm phần trăm, 0,20 điểm phần trăm, 0,08 điểm phần trăm, xuống còn lần lượt 3,51%/năm, 4,24%/năm và 4,68%/năm. Riêng kỳ hạn 9 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 5,78%/năm.
Đối với lãi suất cho vay VND, hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức từ 6,0 – 9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8 – 6,0%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8 - 4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở 4,5 - 6,0%/năm.
Thế giới: Sau cuộc họp về chính sách kéo dài 2 ngày 18-19/6/2019, Ủy ban Thị trưởng Mở liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức từ 2,25-2,50%/năm.
Hiện tại, vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về lãi suất. Điều này có thể khiến Fed chưa giảm lãi suất ngay trong cuộc họp tháng 6 này, nhưng nhiều khả năng sẽ giảm lãi suất trong phiên họp sau đó.
Nhiều dự đoán Fed sẽ sớm hạ lãi suất trước một cuộc thương chiến Mỹ-Trung Quốc, tín hiệu về sự giảm tốc của kinh tế Mỹ và sức ép nới lỏng chính sách tiền tệ từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuần qua, đồng USD tăng giá so với đồng euro, nhưng giảm so với các đồng GBP, JPY và CNY.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 97,51 điểm.
Tỷ giá GBP tăng 0,02%, lên mức 1 GBP đổi 1,26850 USD, tỷ giá USD/JPY giảm 0,65%, 1 USD đổi 107,617 JPY, tỷ giá USD/CNY giảm 0,52%, 1 USD đổi 6,88641 CNY. Trong khi đó, đồng USD tăng so với đồng euro, theo đó 1 Euro đổi 1,12701 USD.
Đồng USD tăng so với đồng euro sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bất ngờ phát đi tín hiệu cho biết ECB sẵn sàng cắt giảm lãi suất và tái khởi động chương trình mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế nếu cần thiết.
Tuy nhiên, việc Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản hiện nay là 2,25-2,50%/năm khiến đồng USD mất giá so với các đồng tiền GBP, JPY, CNY. Thị trường hiện tại đang chờ kết quả cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhật Bản vào cuối tháng này với hy vọng Mỹ và Trung Quốc có thể tiếp tục các vòng đàm phán để tìm giải pháp giải quyết xung đột thương mại.
Tỷ giá một số đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thế giới
Cặp tỷ giá | Ngày 20/6/2019 | So với tuần trước (%) | So với đầu năm 2019 (%) | So với đầu năm 2018 (%) | So với đầu năm 2017 (%) | So với đầu năm 2016 (%) |
---|---|---|---|---|---|---|
Eur/USD | 1,12701 | -0,25 | -0,84 | -6,47 | 4,37 | -4,73 |
GBP/USD | 1,26850 | 0,02 | 1,06 | -6,72 | -13,32 | -15,99 |
USD/INR | 69,6015 | 0,29 | -1,12 | 9,56 | 4,20 | 10,15 |
AUD/USD | 1,45057 | 0,22 | 0,66 | 13,44 | 2,27 | 17,43 |
USD/CAD | 1,32402 | -0,61 | -2,89 | 5,79 | -6,02 | 12,05 |
USD/ZAR | 14,3069 | -4,03 | -1,79 | 14,67 | -10,31 | 22,30 |
USD/NZD | 1,52112 | -0,04 | 0,86 | 7,82 | 0,85 | 18,14 |
USD/JPY | 107,617 | -0,65 | 0,73 | -4,19 | -8,84 | -10,06 |
USD/SGD | 1,35923 | -0,49 | -0,47 | 2,17 | -5,47 | 1,64 |
USD/CNY | 6,88641 | -0,52 | 0,13 | 5,92 | 4,52 | 10,77 |
(Nguồn: xe.com)
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586 Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:
- Mrs Huyền 0912 077 382 ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận 0982 198 206 (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh 0912 253 188 (kieuanhvitic@gmail.com)
Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
-
Một số thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Hàng dệt may gia dụng của Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc; Triển vọng khả quan trong xuất khẩu quần áo bơi của Việt Nam; Tình hình nhập khẩu NPL dệt may trong tuần từ ngày 11/6 đến 19/6/2019; Công bố cấp Chứng thư xuất khẩu qua Internet cho hàng dệt may xuất khẩu đi Mexico theo Hiệp định CPTPP; Ngành dệt may của Ấn Độ đặt mục tiêu đạt 350 tỷ USD vào năm 2025; Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam tiếp cận những thị trường xuất khẩu tiềm năng ...
-
Nội dung chính của bản tin: Thông tin đáng lưu ý trong tuần và dự báo; Đầu tư ngành Công nghiệp và Xây dựng; Tình hình nhập khẩu thép; Nhập siêu ngành thép giảm 76,4 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019; Dự báo nhập khẩu điện thoại di động nửa cuối năm 2019 tăng 3,4%; 5 tháng đầu năm, xuất khẩu dây điện và dây cáp điện tăng 5,3%; Ngành VLXD có dấu hiệu giảm nhiệt do thị trường bất động sản trầm lắng; Bộ Công Thương áp thuế tôn màu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc cao nhất 34% - Một số lô hàng máy xây dựng nhập khẩu - Một số lô hàng sắt thép các loại nhập khẩu ...
-
Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tuần từ ngày 12/6 đến 19/6/2019; Tham khảo giá một số lô hàng thủy sản xuất khẩu từ ngày 12/6 đến; Xuất khẩu cá tra đông lạnh sang Tây Ban Nha tăng mạnh; Thái Lan chủ động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tới Trung Quốc trong thời gian tới; Giá thủy sản nguyên liệu trong nước; Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu kỳ từ ngày 12/6 đến ngày 19/6/2019; Thị phần bạch tuộc của Việt Nam tại Hàn Quốc tăng ...
-
Trong số này có những tin chính như sau: Chính phủ lê kế hoạch tăng trường GDP khoảng 6,8% năm 2020 - Hàng chục ngàn ô tô miễn thuế đổ bộ thị trường Việt Nam - - Tham khảo giá NK thép không gỉ, thép không hợp kim thị trường Nhật Bản - Giá cả hàng hóa tại các thị trường ...