Trung Quốc nhập gạo từ Việt Nam tăng bất thường
Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ gạo Việt lớn nhất, với hơn 7,8 triệu tấn trong 5 năm qua. Riêng 2 tháng đầu năm 2020, các thương lái nước này nhập gạo từ Việt Nam tăng đột biến với giá cao kỷ lục.
Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam xuất đi tổng cộng 29,5 triệu tấn gạo, trong đó hai thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc với khoảng 7,8 triệu tấn, Philippines với 5,1 triệu tấn.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất sang Trung Quốc và Philippines từ năm 2015 đến năm 2019 đạt 13 triệu tấn, chiếm hơn 43% tổng lượng lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Đáng nói, giá lúa gạo của Việt Nam xuất đi trong 5 năm của Việt Nam thay đổi rất ít, chỉ dao động loanh quanh từ 9,9 triệu đồng/tấn, lên đến hơn 11 triệu đồng/tấn. Các thị trường như Trung Quốc, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất là 9,3 triệu đồng/tấn (năm 2015) và cao nhất là 12 triệu đồng/tấn năm 2018.
Giá gạo xuất sang Philippines cũng chỉ dao động từ 9,2 triệu đồng/tấn, cao nhất là 10,5 triệu đồng/tấn.
Mặc dù Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, song giá lúa gạo xuất đi của Việt Nam bình quân luôn có sự trồi sụt, biến thiên. Năm giá cao, năm giá thấp, tùy thuộc vào biến động giá thế giới.
Đối với thị trường Trung Quốc, các năm 2015 đến 2018, Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn gạo sang nước này. Tuy nhiên, riêng năm 2019, lượng gạo xuất sang Trung Quốc suy giảm đột ngột.
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Phòng TTXTTM & ĐT
-
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 20/3, Cơ quan biên phòng Canada (CBSA) thông báo kết luận sơ bộ và áp thuế tạm thời trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
-
Bộ Công Thương ngày 20/3/2020 đã ban hành quyết định 918/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Văn bản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023.
-
Thời gian tối đa được dừng là đến hết tháng 12/2020. Theo đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
-
Theo đó, hàng hóa bị điều tra là thép cán dẹt không hợp kim, được phủ hoặc mạ nhôm hoặc kẽm (the flat rolled product of non-alloy steel plated or coated with aluminium and zinc). Còn có tên gọi khác là thép mạ hoặc tôn mạ.