Trung Quốc ban hành tiêu chuẩn quốc gia GB 18584-2024 về giới hạn các chất có hại trong đồ nội thất
Ngày 25/6/2024, Cục Quản lý thị trường Nhà nước (Cục Quản lý Tiêu chuẩn hóa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc GB 18584-2024 "Giới hạn các chất có hại trong đồ nội thất". Tiêu chuẩn này quy định giới hạn đối với các chất có hại như formaldehyde, benzen, toluen, xylen, tổng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (TVOC), các nguyên tố có hại có thể di chuyển, phthalate, hydrocarbon thơm đa vòng, thuốc nhuộm amin thơm phân hủy, hạt nhân phóng xạ, dimethyl fumarate, polybrominated biphenyl và polybrominated diphenyl ete trong các loại đồ nội thất khác nhau, cùng với các tiêu chí cho kết quả thử nghiệm. Tiêu chuẩn này sẽ thay thế GB 18584-2001 và GB 28481-2012 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2025.
Theo số liệu thống kê của ITC, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đồ nội thất mã HS 94 lớn thứ 20 thế giới. Theo số liệu của ITC, 7 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu đồ nội thất mã HS 94 của nước này đạt 1,2 tỷ USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Italia với 310 triệu USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm tỷ trọng 25,5% tổng nhập khẩu mã HS 94 của Trung Quốc.
Đức là thị trường cung cấp đồ nội thất (HS 94) lớn tiếp theo cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024, đạt 180 triệu USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm tỷ trọng 14,8% tổng nhập khẩu mã HS 94 của Trung Quốc.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất mã HS 94 của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024
(Tỷ trọng theo trị giá)
- Chi tiết xem tại đây;
Thúy Hà (VITIC) thực hiện
-
Ngày 11/7/2024, Trung Quốc có thông báo số G/SPS/N/CHN/1302 về Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia: Trái cây và rau quả sấy khô. Dự thảo Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia đối với sản phẩm rau quả sấy khô thay thế GB 16325-2005 “Tiêu chuẩn vệ sinh đối với trái cây sấy khô”. So với GB 16325-2005, có những thay đổi như sau:
-
Sáng 28/8, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã chủ trì tổ chức hội thảo kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Algeria, Tunisia và Lybia.
-
New Zealand là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao, nhưng phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, chủ yếu với Trung Quốc, Úc, Liên minh châu Âu , Hoa Kỳ và Nhật Bản.
-
Năm 1973, Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao; đến năm 2013, hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược. Trên chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác – hữu nghị, vượt qua mọi biến động của lịch sử và tình hình quốc tế, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp, bền chặt, đi vào chiều sâu và gặt hái được nhiều thành quả đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực.