Triển khai các giải pháp tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19
Nhằm phát triển xuất khẩu, tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất, thiết bị, vật tư y tế để chủ động nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu theo mục tiêu được giao, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Chỉ thị khẩn số 05/CT-BCT ngày 26/2/2020 về việc triển khai các giải pháp tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19.
Cụ thể, Bộ trưởng yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu chủ động làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất, xuất khẩu; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu; khai thông dòng lưu chuyển hàng hóa. Đồng thời, phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đánh giá nhu cầu nhập khẩu của từng mặt hàng cụ thể ở các nước, thị hiếu tiêu dùng, dung lượng, tỷ trọng... cũng như những khó khăn, vướng mắc của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ chủ trì, chỉ đạo các thương vụ và chi nhánh thương vụ đánh giá nhu cầu tiêu thụ, dung lượng thị trường, thị hiếu, tỷ trọng, các khó khăn, vướng mắc trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường sở tại; nghiên cứu, đánh giá khả năng tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam để bù đắp sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt lưu ý tận dụng hiệu quả ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)…
Chi tiết bản tin Quý độc giả xem tại đây;
Để có thông tin chi tiết Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Đặng Thanh hằng - Phó trưởng phòng
Phòng Truyền Thông
Địa chỉ: Phòng 504 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội
Điện thoại: 024 2219 2872/ 3715 3697/ 3715 3635
Fax; 024 3715 3697 Email: (hangdt@moit.gov.vn)
Phòng Truyền thông
-
Triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 99/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2019, Tổng cục Hải quan đã xây dựng Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”
-
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nam Phi từ ngày 03 đến 05/11/2019 của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi
-
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam tăng trưởng hàng năm
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến hết tháng 9/2019, trị giá xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới luôn tăng trưởng đều hàng năm. Về cơ bản, việc Bộ Công Thương nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung ký các FTA -
CPTPP ký ngày 8/3/2018 và bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019, những tác động tích cực của CPTPP tương đối toàn diện. Tuy nhiên, việc 100 % dòng thuế đối với tất cả hàng hóa sẽ về 0% theo lộ trình 7 năm (với Việt Nam được kéo dài lộ trình 7 đến 10 năm) cũng mang đến những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp. Các lĩnh vực, ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ CPTPP có thể kể đến như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia… tuy nhiên lợi ích nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của từng ngành, các doanh nghiệp và phụ thuộc vào điều kiện cũng như việc tổ chức thực thi cam kết hội nhập, cải cách để hướng tới tăng trưởng bền vững.