TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực xúc tiến thương mại thông qua Lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế năm 2024.
21/05/2024 15:19
Ngày 17/5/2024, Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức họp báo thông tin về “Lễ hội Sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024”. Theo đó, Lễ hội sẽ được diễn ra từ ngày 24-26/5, tại trục đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự kiện lần này sẽ có sự tham gia của đại diện Bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp có thế mạnh về sâm và hương liệu, dược liệu như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á, 20 địa phương trong nước và 60 đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã.
Sự kiện lần này sẽ có sự tham gia của đại diện Bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp có thế mạnh về sâm và hương liệu, dược liệu như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á, 20 địa phương trong nước và 60 đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ảnh: VTV.vn
Với quy mô 32 gian hàng thương mại quốc tế, 25 gian hàng triển lãm địa phương với gần 70 sản phẩm từ sâm tươi và các sản phẩm chế biến từ sâm; gần 40 gian hàng ẩm thực Việt Nam/quốc tế, lễ hội là dịp các địa phương và doanh nghiệp giao lưu, quảng bá những sản phẩm sâm và hương liệu, dược liệu chất lượng, góp phần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, quảng bá thương hiệu sâm và hương liệu, dược liệu đến với người dân trong nước và bạn bè quốc tế.
Ông Lê Trường Duy - Tập sự Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị quốc tế (FSC), cho biết, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm trà, sâm nổi tiếng. Các sản phẩm này hiện nay đã và đang được xuất khẩu sang các nước trên thế giới và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Vì thế, lễ hội lần này là dịp để các địa phương và doanh nghiệp giao lưu, quảng bá những sản phẩm sâm và hương liệu, dược liệu chất lượng, tham gia với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thưởng thức ẩm thực phong phú. Ngoài những hoạt động trên, lễ hội còn là dịp tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng với các nước.
“TP.HCM không phải địa phương có vùng trồng dược liệu. Nhưng với vai trò thành viên có trách nhiệm, TP.HCM tiên phong tổ chức lễ hội với mong muốn nhằm quảng bá, bảo tồn, phát triển và lan tỏa ngành sâm và hương liệu, dược liệu Việt Nam, tạo môi trường cho doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có thế mạnh về sâm và hương dược liệu. Bên cạnh đó, tạo sân chơi rộng để doanh nghiệp trong và nước ngoài hợp tác với nhau, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ chế biến, truy xuất nguồn gốc, vùng trồng...", ông Lê Trường Duy chia sẻ thêm.
Có thể nói, lễ hội lần này là một trong những cách để gia tăng nhận diện về thương hiệu sâm, trà, dược liệu của Việt Nam. Từ đó góp phần thay đổi cách nhìn và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước về sâm, hương liệu, dược liệu của nước ta. Bên cạnh đó, ngoài không gian triển lãm sâm và hương liệu, dược liệu, Lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP.HCM năm 2024 còn có nhiều hoạt động như hội thảo chuyên đề về sâm và hương liệu, dược liệu; chuỗi chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật; chương trình giao lưu món ngon từ sâm và hương liệu.
Ông Lê Trường Duy - Tập sự Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị quốc tế (FSC), cho biết, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm trà, sâm nổi tiếng. Các sản phẩm này hiện nay đã và đang được xuất khẩu sang các nước trên thế giới và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Vì thế, lễ hội lần này là dịp để các địa phương và doanh nghiệp giao lưu, quảng bá những sản phẩm sâm và hương liệu, dược liệu chất lượng, tham gia với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thưởng thức ẩm thực phong phú. Ngoài những hoạt động trên, lễ hội còn là dịp tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng với các nước.
“TP.HCM không phải địa phương có vùng trồng dược liệu. Nhưng với vai trò thành viên có trách nhiệm, TP.HCM tiên phong tổ chức lễ hội với mong muốn nhằm quảng bá, bảo tồn, phát triển và lan tỏa ngành sâm và hương liệu, dược liệu Việt Nam, tạo môi trường cho doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có thế mạnh về sâm và hương dược liệu. Bên cạnh đó, tạo sân chơi rộng để doanh nghiệp trong và nước ngoài hợp tác với nhau, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ chế biến, truy xuất nguồn gốc, vùng trồng...", ông Lê Trường Duy chia sẻ thêm.
Có thể nói, lễ hội lần này là một trong những cách để gia tăng nhận diện về thương hiệu sâm, trà, dược liệu của Việt Nam. Từ đó góp phần thay đổi cách nhìn và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước về sâm, hương liệu, dược liệu của nước ta. Bên cạnh đó, ngoài không gian triển lãm sâm và hương liệu, dược liệu, Lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế TP.HCM năm 2024 còn có nhiều hoạt động như hội thảo chuyên đề về sâm và hương liệu, dược liệu; chuỗi chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật; chương trình giao lưu món ngon từ sâm và hương liệu.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
Tin cũ hơn
-
Ngày 15/5/2024, Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Đồng Tháp năm 2024 đã được diễn ra tại TP. Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp tổ chức.
-
Từ ngày 10 - 12/6/2024, Lễ hội trái cây Tiền Giang do UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức nhằm tôn vinh các loại trái cây đặc sản của tỉnh Tiền Giang, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước; đồng thời đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ các loại trái cây đặc sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
-
Trong năm 2024, ngành gạo Việt Nam đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tập trung khai thác tiềm năng từ các thị trường mới cho xuất khẩu gạo bởi đây là yêu cầu cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt.
-
Mới đây, tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt Đề án phát triển cây thanh long đến năm 2030. Nội dung Đề án yêu cầu cần phải chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, phải thay thế vườn thanh long già cỗi, năng suất, chất lượng thấp; phát triển thanh long theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, sinh thái, sạch, an toàn, bảo vệ môi trường.