Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 tăng 10,9%
6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.016,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê thông tin, hoạt động thương mại tháng 6 tiếp tục sôi động trong mùa du lịch hè, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 505,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.016,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 12,2%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,4%, tương đương cùng kỳ năm 2022. Theo giá hiện hành, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2023 có quy mô cao hơn nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Tiếp nối đà tăng của tháng trước đó, mức tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 là tín hiệu rất đáng mừng khi công tác triển khai các giải pháp tăng trưởng cho thị trường nội địa, kết nối hàng hóa tại thị trường trong nước phục vụ cho người dân; các chương trình an sinh xã hội, phát triển thị trường đã được phát huy hiệu quả.
“Hiện thị trường trong nước đã tổ chức được những mạng lưới để cung ứng hàng hóa đến 100 triệu người dân Việt Nam như chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi rất vui mừng vì trong giai đoạn từ đầu năm đến nay, có Tết Nguyên đán nhưng chúng ta đã kiểm soát tốt lạm phát và chuẩn bị đầy đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng con số này sẽ giữ được từ nay đến cuối năm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 9%/năm như Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Công Thương” – bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nêu rõ.
Đối với bán lẻ hàng hóa, d6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.377,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 7,7%). Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 13,5%; may mặc tăng 9,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 9,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 2,5%.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Bình Dương tăng 15,6%; Quảng Ninh tăng 14,5%; Hải Phòng tăng 14%; Đồng Nai tăng 12,3%; Khánh Hòa tăng 9,7%; Cần Thơ tăng 9,4%; Đà Nẵng tăng 5,7%; Hà Nội tăng 4,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,7%.
Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 321,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Khánh Hòa tăng 51%; Đà Nẵng tăng 39,1%; Cần Thơ tăng 37,5%; Quảng Ninh tăng 36,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 36,2%; Hải Phòng tăng 14,4%; Hà Nội tăng 10,5%.
Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 65,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 của một số địa phương so với cùng kỳ năm trước như sau: Đà Nẵng tăng 174%; Hà Nội tăng 106,9%; Hải Phòng tăng 93,2%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 78,5%; Quảng Ninh tăng 51,7%; Khánh Hòa tăng 33,6%; Cần Thơ tăng 19,9%; Lâm Đồng tăng 12,8%...
Nguồn: tuhaoviet.vn
-
Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 3/7/2023, sau khi liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện dừng trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.470 đồng/lít, giảm 408 đồng/lít
-
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước,
-
Trong 36 khoản phí, lệ phí được giảm có đến 21 khoản phí, lệ phí được giảm tới 50%.
-
Từ ngày 23-27/6, tại trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, quận Hà Đông, Hà Nội, Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội chính thức diễn ra, với quy mô trên 70 gian hàng, thu hút sự tham gia của trên 45 doanh nghiệp, hợp tác xã