Tình hình xuất nhập khẩu khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng của Việt Nam với các thị trường thành viên CPTPP trong 9 tháng đầu năm 2024
- Tình hình nhập khẩu mặt hàng máy móc phụ tùng của Việt Nam từ thị trường CPTPP trong 9 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt gần 4,04 tỷ USD, giảm 10,99% so với tháng 8/2024 song tăng 12,62% so với tháng 9/2023; chiếm tỷ trọng 12,72% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt gần 35,42 tỷ USD, tăng 16,64% so với cùng kỳ năm 2023; chiếm tỷ trọng 12,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Trong đó, nhập khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp FDI tháng 9/2024 đạt gần 2,47 tỷ USD, giảm 9,73% so với tháng 8/2024 song tăng nhẹ 0,23% so với tháng 9/2023. Tổng trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp này 9 tháng đầu năm 2024 đạt 21,99 tỷ USD, tăng 6,92%; chiếm tỷ trọng 62,08% tổng nhập khẩu máy móc của cả nước (thu hẹp so với mức 67,73% của cùng kỳ năm 2023).
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Trong 9 tháng đầu năm 2024, nhóm máy móc, thiết bị điện, điện tử là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam, chiếm khoảng 41% tỷ trọng trên tổng trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam từ thị trường CPTPP. Trong đó, thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến (HS 8517) đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất với 367,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 9,9% tổng nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường CPTPP. Tiếp đến là: Thiết bị điện để đóng ngắt mạch (HS 8536) chiếm 6,7%; biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (HS 8504) chiếm 3,2%; ắc quy điện (HS 8507) chiếm 3,2%...
- Chi tiết xem tại đây;
Thuỳ Dương (VITIC) tổng hợp
-
Hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 9/2024 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cho dù nhiều doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024,
-
Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đến các thị trường toàn cầu tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hoạt động xuất khẩu gạo với các thị trường thành viên trong nhóm CPTPP vẫn duy trì sự ổn định,
-
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng 9/2024 và tăng 20% so với tháng 10/2023; chiếm tỷ trọng 12,72% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
-
Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 9/2024 tiếp tục tăng 15,8% so với tháng 9/2023, đạt gần 2,98 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng 9 tháng năm 2024 lên 27,34 tỷ USD, tăng 8,93% so với cùng kỳ năm trước.