Tình hình xuất nhập khẩu khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng của Việt Nam với các thị trường thành viên CPTPP trong 6 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam đạt 4,28 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng 5/2024 và tăng 32% so với tháng 6/2023; chiếm tỷ trọng 12,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt 23,16 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023; chiếm tỷ trọng 12,14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, cao hơn so với mức tỷ trọng chiếm 11,89% cùng kỳ năm trước.
Riêng đối với thị trường CPTPP, trong tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị phụ tùng sang các thị trường CPTPP đạt 588,6 triệu USD, giảm 2,9% so với tháng trước và tăng 28,78% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này đạt 3,43 tỷ USD, tăng tới 25,45% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 14,8% tỷ trọng trên tổng xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam, cao hơn so với mức tỷ trọng 11,9% trong 6 tháng đầu năm 2023.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Nhật Bản, Úc và Canada là 3 thị trường xuất khẩu máy móc phụ tùng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch chiếm 66,1% tỷ trọng. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu máy móc phụ tùng sang Úc và Canada đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh lần lượt 151,2% và 123,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 2,98% xuống 1,288 tỷ USD trong bối cảnh hoạt động sản xuất Nhật Bản tiếp tục trì trệ, chiếm 37,5% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc phụ tùng sang thị trường CPTPP.
- Xem chi tiết tại đây;
Thùy Dương (VITIC) tổng hợp
-
Trong tháng 6/2024, hoạt động xuất nhập khẩu khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận diễn biến khá tích cực, đạt tổng kim ngạch 64,1 tỷ USD, giảm nhẹ 1,35% so với tháng trước nhưng tăng 13,29% so với cùng kỳ năm trước.
-
Ngày 6/5/2024, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ (Tarım ve Orman Bakanlığı) đã ban hành thông báo số 32538 về sửa đổi Bộ luật về quy định về nhựa tiếp xúc với thực phẩm (Thông cáo số 2019/44, số 30989 nhắc lại).
-
Singapore là một trong những nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc trong khu vực ASEAN. Với nền kinh tế mạnh mẽ và sự đổi mới liên tục, Singapore từ một quốc gia nhỏ bé trở thành một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh hàng đầu thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.
-
Những tháng đầu năm 2024, nền kinh tế Nhật Bản nhìn chung hồi phục với tốc độ vừa phải, tuy nhiên nhu cầu trong nước chưa đủ mạnh do giá hàng hóa ngày càng tăng cao đã gây sức ép lên các hộ gia đình. Yếu tố tiêu dùng cá nhân tăng trưởng thấp so với kỳ vọng đang đè nặng lên kinh tế Nhật Bản