Tình hình xuất nhập khẩu khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng của Việt Nam với các thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
Đối với hoạt động nhập khẩu:
Trong những tháng đầu năm 2024, tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị của các doanh nghiệp tăng tốc trở lại trong bối cảnh kinh tế phục hồi, hoạt động sản xuất tăng trưởng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vào Việt Nam đạt 4,33 tỷ USD, tăng 14,01% so với tháng 4/2024 và tăng 20,19% so với tháng 5/2023; chiếm tỷ trọng 13,24% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt hơn 18,46 tỷ USD, tăng 14,88% so với cùng kỳ năm 2023; chiếm tỷ trọng 12,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Trong đó, nhập khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp FDI tháng 5/2024 đạt gần 2,68 tỷ USD, tăng 15,88% so với tháng 4/2024 và tăng 11,06% so với tháng 5/2023. Tổng trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp này 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 11,63 tỷ USD, tăng 5,62%; chiếm tỷ trọng 62,98% tổng nhập khẩu máy móc của cả nước.
Riêng đối với thị trường CPTPP, trong tháng 5/2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng từ thị trường CPTPP đạt 419,11 triệu USD, giảm 2,4% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 10,03% so với tháng 5/2023. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 2,05 tỷ USD, tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 11% tỷ trọng trên tổng nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam, giảm so với mức tỷ trọng 12,6% trong 5 tháng đầu năm 2023.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, nhóm máy móc thiết bị nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP có kim ngạch đạt cao nhất là 2 nhóm máy móc thiết bị điện tử, gồm mã HS 8517 và mã HS 8536, lần lượt chiếm tỷ trọng 8,17% và 4,62% trong tổng nhập khẩu máy móc thiết bị từ khối thị trường này.
Tiếp đến là: mã HS 9018 (Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y) đạt 57,17 triệu USD chiếm tỷ trọng 2,8%; HS 8479 (máy và thiết bị cơ khí) chiếm 2,61%; HS 8538 chiếm 2,54%; HS 9030 chiếm 2,48%...
Bảng 1: Một số chủng loại máy móc, thiết bị, phụ tùng khác nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP trong năm 2023
Nhóm |
Mô tả nhóm hàng |
Trị giá |
Tỷ trọng (%) |
---|---|---|---|
Tổng KNNK |
2.045.395 |
100 |
|
8517 |
Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây |
167.184 |
8,17 |
8536 |
Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện |
94.476 |
4,62 |
9018 |
Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, kể cả thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy, thiết bị điện y học khác và thiết bị kiểm tra thị lực. |
57.169 |
2,80 |
8479 |
Máy và thiết bị cơ khí có chức năng riêng biệt |
53.480 |
2,61 |
8538 |
Bộ phận chuyên dùng hay chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc nhóm 85.35, 85.36 hoặc 85.37. |
51.951 |
2,54 |
9030 |
Máy hiện sóng, máy phân tích phổ và các dụng cụ và thiết bị khác để đo hoặc kiểm tra đại lượng điện, trừ các loại máy thuộc nhóm 90.28; các thiết bị và dụng cụ đo hoặc phát hiện tia alpha, beta, gamma, tia X, bức xạ vũ trụ hoặc các bức xạ ion khác |
50.702 |
2,48 |
8429 |
Máy ủi đất lưỡi thẳng, lưỡi nghiêng, máy san đất, máy cạp đất, máy xúc ủi đất cơ khí, máy đào đất, máy chở đất có gàu tự xúc, máy đầm và xe lăn đường |
38.270 |
1,87 |
8504 |
Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh (ví dụ, bộ chỉnh lưu) và cuộn cảm |
37.925 |
1,85 |
8507 |
Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật |
27.665 |
1,35 |
8537 |
Bảng, panen, giá đỡ, bàn tủ và các loại hộp khác, được lắp với hai hay nhiều thiết bị thuộc nhóm 85.35 hoặc 85.36, dùng để điều khiển hoặc phân phối điện |
27.301 |
1,33 |
9031 |
Máy, thiết bị và dụng cụ đo lường hoặc kiểm tra, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác trong Chương này; máy chiếu biên dạng. |
23.885 |
1,17 |
8481 |
Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt. |
22.166 |
1,08 |
8426 |
Cổng trục của tàu thủy; cần trục, kể cả cần trục cáp; khung nâng di động, xe chuyên chở kiểu khung đỡ cột chống và xe công xưởng có lắp cần cẩu |
17.262 |
0,84 |
8483 |
Trục truyền động và tay biên; gối đỡ trục dùng ổ lăn và gối đỡ trục dùng ổ trượt; bánh răng và cụm bánh răng; vít bi hoặc vít đũa; hộp số và các cơ cấu điều tốc khác |
15.956 |
0,78 |
8414 |
Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. |
15.596 |
0,76 |
9027 |
Dụng cụ và thiết bị phân tích lý hoặc hóa học; dụng cụ và thiết bị đo hoặc kiểm tra độ nhớt, độ xốp, độ giãn nở, sức căng bề mặt hoặc các loại tương tự; dụng cụ và thiết bị đo hoặc kiểm tra nhiệt lượng, âm lượng |
15.045 |
0,74 |
8421 |
Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí. |
14.555 |
0,71 |
8482 |
Ổ bi hoặc ổ đũa |
13.600 |
0,66 |
8413 |
Các bộ phận chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các loại máy thuộc các nhóm từ 84.25 đến 84.30. |
13.197 |
0,65 |
8477 |
Máy dùng để gia công cao su hoặc plastic hay dùng trong việc sản xuất các sản phẩm từ những vật liệu trên, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương này. |
13.177 |
0,64 |
9021 |
Dụng cụ chỉnh hình, kể cả nạng, băng dùng trong phẫu thuật và băng cố định; nẹp và các dụng cụ cố định vết gẫy khác; các bộ phận nhân tạo của cơ thể người; thiết bị trợ thính và dụng cụ khác được lắp hoặc mang theo, hoặc cấy vào cơ thể, để bù đắp khuyết tật hay sự suy giảm của một bộ phận cơ thể. |
12.311 |
0,60 |
8443 |
Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), ống in và các bộ phận in khác của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng |
11.771 |
0,58 |
8406 |
Tua bin hơi nước và các loại tua bin hơi khác. |
11.309 |
0,55 |
8501 |
Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện) |
10.919 |
0,53 |
8457 |
Trung tâm gia công cơ, máy kết cấu một vị trí và máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch để gia công kim loại. |
10.506 |
0,51 |
8427 |
Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng. |
10.504 |
0,51 |
8502 |
Tổ máy phát điện và máy biến đổi điện quay. |
10.008 |
0,49 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCHQ
Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm 2023. Nhật Bản và Malaysia là những thị trường thành viên CPTPP nhập khẩu máy móc thiết bị lớn của Việt Nam trong 5 tháng đầu 2024. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 1,6 tỷ USD, giảm 1,04% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 78,2% tỷ trọng trên tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng từ thị trường CPTPP. Tiếp theo là thị trường Malaysia với kim ngạch đạt 245,2 triệu USD, tăng 11,26% và chiếm gần 12% tỷ trọng.
Bảng 2: Nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam từ thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
Thị trường |
Tháng 5/2024 |
So với tháng 4/2024 |
So với tháng 5/2023 |
5 tháng/2024 |
So 5T/2023 |
Tỷ trọng 5T/2024 |
---|---|---|---|---|---|---|
(Nghìn USD) |
(%) |
(%) |
(Nghìn USD) |
(%) |
(%) |
|
Tổng |
4.332.010 |
14,01 |
20,19 |
18.462.928 |
14,88 |
* |
Thị trường CPTPP |
419.118 |
-2,46 |
10,03 |
2.045.395 |
1,37 |
100 |
Nhật Bản |
325.069 |
-3,95 |
12,31 |
1.600.410 |
-1,04 |
78,24 |
Malaysia |
49.711 |
-0,45 |
3,68 |
245.219 |
11,26 |
11,99 |
Singapore |
15.551 |
-5,57 |
-35,98 |
81.226 |
-16,54 |
3,97 |
Mexico |
22.505 |
81,21 |
128,71 |
79.304 |
42,59 |
3,88 |
Canada |
3.134 |
-67,25 |
-52,34 |
26.288 |
66,08 |
1,29 |
Australia |
2.728 |
3,69 |
7,74 |
10.959 |
14,83 |
0,54 |
New Zealand |
421 |
74,87 |
54,45 |
1.989 |
10,98 |
0,10 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCHQ
Nhìn chung trong 5 tháng qua, chỉ có nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Nhật Bản và Singapore giảm so với cùng kỳ năm trước; còn lại nhập khẩu từ các thị trường thành viên CPTPP khác đều tăng khá (trong đó nhập khẩu tăng mạnh nhất từ Mexico và Canada). Về tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị, có 3 thị trường thành viên CPTPP tăng tỷ trọng so với cùng kỳ là: Malaysia tăng lên 12% và Mexico tăng lên 3,9%.
- Đối với hoạt động xuất khẩu:
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP năm 2023 đạt hơn 5,8 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2022; chiếm tỷ trọng 13,7% tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Trong đó, xuất khẩu máy móc thiết bị của nước ta chỉ ghi nhận mức tăng trưởng so với năm 2022 sang các thị trường New Zealand; Mexico; Singapore và Úc còn lại các thị trường khác đều giảm.
Trong những tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu máy móc thiết bị phụ tùng của Việt Nam tăng trưởng tích cực trước xu hướng hồi phục của kinh tế toàn cầu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP đạt 606,2 triệu USD, tăng 7,27% so với tháng 4/2024 và tăng 34,27% so với tháng 5/202.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị sang thị trường CPTPP đạt 2,83 tỷ USD, tăng 24,07% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Nhật Bản, Úc và Canada là 3 thị trường xuất khẩu máy móc phụ tùng lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024, lần lượt chiếm 37,8%; 14,4% và 12,9% tỷ trọng. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu máy móc phụ tùng sang Úc và Canada đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trên 100% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 4: Xuất khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam sang thị trường thành viên CPTPP trong 5 tháng đầu năm 2024
Thị trường |
Tháng 5/2024 |
So với tháng 4/2024 |
So với tháng 5/2023 |
5 tháng/2024 |
So 5T/2023 |
Tỷ trọng 5T/2024 |
---|---|---|---|---|---|---|
(Nghìn USD) |
(%) |
(%) |
(Nghìn USD) |
(%) |
(%) |
|
Tổng KNXK |
606.213 |
7,27 |
34,27 |
2.826.594 |
24,07 |
100,00 |
Nhật Bản |
203.043 |
-6,24 |
-4,86 |
1.067.704 |
-3,09 |
37,77 |
Australia |
191.729 |
97,54 |
404,58 |
405.389 |
121,48 |
14,34 |
Canada |
47.247 |
-29,25 |
30,89 |
364.180 |
118,01 |
12,88 |
Singapore |
61.772 |
-11,03 |
1,29 |
341.082 |
3,41 |
12,07 |
Mexico |
55.452 |
-21,23 |
-15,88 |
328.480 |
14,68 |
11,62 |
Malaysia |
40.030 |
7,89 |
37,7 |
170.909 |
5,51 |
6,05 |
Chile |
2.849 |
-45,17 |
-10,19 |
128.087 |
416,26 |
4,53 |
New Zealand |
4.064 |
60,2 |
-15,88 |
19.922 |
-13,42 |
0,70 |
Brunây |
28 |
-67,62 |
|
841 |
262,01 |
0,03 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCHQ
Trong 5 tháng qua, xuất khẩu máy móc thiết bị sang thị trường Nhật Bản và New Zealand giảm so với cùng kỳ năm trước; còn lại xuất khẩu sang các thị trường thành viên CPTPP khác đều tăng khá (trong đó xuất khẩu sang Úc và Canada tăng mạnh nhất). Về tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị, có 3 thị trường thành viên CPTPP tăng tỷ trọng so với cùng kỳ là: Úc tăng lên 14,4%, Chile tăng lên 4,6% và Canada tăng lên 13%.
Nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của các nước thành viên CPTPP tăng trở lại trong những tháng đầu năm 2024
Theo Trademap, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị (mã HS 84) của các nước thành viên CPTPP trong năm 2023 phần lớn đều giảm so với năm 2022; chỉ có Mexico và Canada – 2 thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất vẫn tăng nhẹ so với năm trước (nhưng so với sự tăng trưởng mạnh của năm 2022 thì mức tăng này không đáng kể). Trong đó, Mexico là thị trường có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị lớn nhất trong khối các nước thành viên CPTPP với kim ngạch năm 2023 chiếm tỷ trọng 22,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khối thị trường CPTPP. Canada là thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị lớn thứ hai trong khối CPTPP với kim ngạch năm 2023 chiếm tỷ trọng 20,29% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khối thị trường này.
Tiếp đến là các thị trường: Nhật Bản chiếm tỷ trọng 16,47%; Singapore chiếm 15,32%; Australia chiếm 9,2%; Malaysia chiếm 5,63%; Chile chiếm 2,43%; New Zealand, Peru và Brunei chiếm dưới 2%. Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu của các thị trường này đều giảm so với năm 2022, trong đó giảm mạnh nhất là Brunei, New Zealand, Malaysia và Nhật Bản.
Riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị (mã HS 84) của Canada, Nhật Bản, Chile và New Zealand giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu của Singapore và Malaysia tăng mạnh lần lượt 25% và 43,4%.
Bảng 5: Nhập khẩu máy móc thiết bị (HS 84) của các thị trường thành viên CPTPP trong năm 2024 (ĐVT: nghìn USD)
Thị trường |
Tháng 4/2024 |
So T3/2024 |
So T4/2023 |
4 tháng/2024 |
So 4T/2023 |
---|---|---|---|---|---|
(Nghìn USD) |
(%) |
(%) |
(Nghìn USD) |
(%) |
|
Tổng |
26.975.823 |
-6,53 |
9,60 |
105.514.984 |
5,53 |
Canada |
7.134.475 |
-2,49 |
2,33 |
27.938.656 |
-1,48 |
Singapore |
6.680.130 |
-12,09 |
32,64 |
25.629.673 |
24,96 |
Nhật Bản |
5.993.758 |
1,62 |
6,26 |
22.888.089 |
-2,88 |
Úc |
3.362.120 |
0,38 |
11,72 |
13.058.584 |
4,85 |
Malaysia |
2.508.035 |
-26,41 |
30,76 |
10.959.593 |
43,39 |
Chile |
829.447 |
4,56 |
-10,59 |
3.161.413 |
-2,44 |
New Zealand |
467.858 |
-5,47 |
-17,26 |
1.878.976 |
-13,33 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tradem
Dự báo:
- Đối với nhập khẩu, dự kiến nhập khẩu máy móc thiết bị trong những tháng tới tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan trong bối cảnh hoạt động sản xuất trong nước phục hồi, đặc biệt là hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, tình hình thu hút vốn FDI từ các thị trường CPTPP vào Việt Nam tăng cũng khiến nhu cầu tiêu thụ MMPT gia tăng. Theo số được Tổng cục Thống kê công bố, 6 tháng đầu năm nay, vốn FDI thực hiện tại nước ta ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Tính đến ngày 20/6/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 1.538 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 9,54 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 46,9% về số vốn đăng ký.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành thu hút được nhiều nhất vốn FDI, với số vốn đăng ký đạt 6,83 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Từ đầu năm đến nay, trong 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,01 tỷ USD, chiếm 42,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; Nhật Bản xếp thứ 4 với 979 triệu USD, chiếm 10,3%.
- Đối với xuất khẩu, dự kiến hoạt động xuất khẩu máy móc thiết bị phụ tùng sang các thị trường CPTPP trong những tháng tới chậm lại, trong bối cảnh các nền kinh tế chủ chốt như Nhật Bản hay Úc đều ghi nhận tín hiệu kém khả quan. Số liệu điều chỉnh do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 10/6 cho thấy, GDP thực tế Nhật Bản trong quý I-2024 đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kiềng 3 chân của nền kinh tế Nhật Bản (bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) đều sụt giảm đáng kể so với quý trước đó. Trong tháng 6/2024, Nhật Bản bị Nga vượt lên, rơi xuống thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới theo sức mua tương đương (theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới). Tiêu dùng cá nhân (vốn đóng góp hơn 50% cho nền kinh tế Nhật Bản) suy yếu đã góp phần quan trọng kéo lùi nền kinh tế giai đoạn vừa qua, với mức giảm 0,7%. Đây cũng là quý thứ tư liên tiếp tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản giảm. Trong khi đó, thông báo chính sách tiền tệ mới nhất của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Úc cho năm tài chính hiện nay xuống còn 1,7%, thấp hơn 0,5% so với dự báo lần trước. RBA cho biết mức lương của người lao động tăng rất ít trong vòng 6 năm qua, ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong khi đó, giá bất động sản và tài sản của các hộ gia đình sụt giảm đáng kể. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát trong hơn ba năm qua đạt 1,3% – mức thấp nhất trong lịch sử và dưới mức mục tiêu 2-3% mà RBA đặt ra
- Xem chi tiết tại đây;
Thùy Dương (VITIC) tổng hợp
-
Trong 5 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các nước thuộc khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục ghi nhận đà tăng so với cùng kỳ năm 2023, góp phần khẳng định vị thế của ngành giày dép Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
-
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường thành viên CPTPP đạt 273,9 triệu USD, tăng 104,6% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 1,20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang khối thị trường này.
-
Kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu tích cực, lạm phát ở các thị trường xuất khẩu chủ lực có nhiều tín hiệu hạ nhiệt góp phần giúp số lượng các đơn hàng dệt may trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Canada tăng trưởng 0,4% trong quý đầu tiên của năm 2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu hộ gia đình tăng 0,7%, trong đó chi tiêu cho các dịch vụ như viễn thông, tiền thuê nhà và vận tải hàng không tăng đáng kể 1,1%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng nhẹ 0,4% trong khi xuất khẩu tăng 0,5%; đầu tư vốn kinh doanh cũng tăng 0,8% do tăng chi tiêu cho các công trình kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí.